Các bộ trưởng EU kêu gọi Đức nâng lương và thúc đẩy đầu tư

Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) dự kiến sẽ kêu gọi Đức tăng tiền lương và thúc đẩy đầu tư để giúp hỗ trợ đà phục hồi kinh tế khu vực.
Các bộ trưởng EU kêu gọi Đức nâng lương và thúc đẩy đầu tư ảnh 1(Nguồn: leave.eu)

Trong văn bản dự thảo của cuộc hội họp hàng tháng sẽ được tổ chức vào thứ ba tuần tới (23/1), Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) dự kiến sẽ kêu gọi Đức tăng tiền lương và thúc đẩy đầu tư để giúp hỗ trợ đà phục hồi kinh tế khu vực.

Tại cuộc họp vào ngày 23/1 tới, các bộ trưởng sẽ thống nhất về chính sách kinh tế của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm nay, đồng thời thảo luận cách giải quyết sự mất cân bằng mà các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt.

Theo bản dự thảo, các nước thành viên có thặng dư tài khoản vãng lai lớn cần tạo điều kiện để thúc đẩy tăng tiền lương như một biện pháp ưu tiên thúc đẩy đầu tư, cũng như hỗ trợ nhu cầu nội địa và tiềm năng tăng trưởng. Trong khi đó, số liệu của Viện kinh tế Ifo ở Munich cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai của Đức trong năm 2017 ở mức cao nhất thế giới với 287 tỷ USD.


[Infographics] Nước nào có tỷ lệ người thất nghiệp cao nhất châu Âu?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ủy ban châu Âu (EC) trong nhiều năm qua đã kêu gọi Đức tăng cường nhập khẩu và thúc đẩy nhu cầu trong nước, nhằm góp phần giảm bớt sự mất cân bằng kinh tế trên thế giới và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, bao gồm cả khối Eurozone.

EC nói rằng thặng dư tài khoản vãng lai của Đức quá lớn là do mức tiết kiệm hộ gia đình vẫn cao, trong khi hoạt đồng đầu tư quá hạn chế. Mặc dù có tỷ lệ thất nghiệp (3,6%) thấp nhất Eurozone, song mức độ tăng lương ở Đức khá chậm. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc đưa tỷ lệ lạm phát tiến đến mức mục tiêu 2%.

Dự thảo đưa ra triển vọng về một khoản "ngân sách đầu tư" cho Eurozone, đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc xây dựng nguồn tài chính giúp khu vực này đối phó với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài. Bên cạnh đó, dự thảo cũng kêu gọi chuyển đổi Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) thành một quỹ gọi là Quỹ Tiền tệ châu Âu, sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của Nghị viện châu Âu và tuân theo luật pháp EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.