Các công đoàn ở Hy Lạp lại đình công phản đối biện pháp khắc khổ mới

Các tổ chức công đoàn của Hy Lạp đã bắt đầu cuộc đình công, đóng cửa các bến phà và các dịch vụ cung cấp tin tức trước khi diễn ra cuộc tổng đình công phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách.
Các công đoàn ở Hy Lạp lại đình công phản đối biện pháp khắc khổ mới ảnh 1Sinh viên tham gia một cuộc biểu tình ở trung tâm Athens. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các tổ chức công đoàn của Hy Lạp ngày 16/5 đã bắt đầu cuộc đình công kéo dài hai ngày, đóng cửa các bến phà và các dịch vụ cung cấp tin tức trước khi diễn ra cuộc tổng đình công phản đối việc chính phủ nước này tiếp tục cắt giảm ngân sách.

Tham gia cuộc đình công này có các nhà báo và các nhân viên lái phà. Cuộc đình công được dự đoán sẽ làm tê liệt các chuyến phà, làm gián đoạn các dịch vụ dân sự và các chuyến bay trong ngày 17/5.

Theo các tổ chức công đoàn, mục đích của cuộc đình công là nhằm phản đối việc Chính phủ Hy Lạp tiếp tục cắt giảm quỹ hưu trí và tăng thuế theo chương trình siết chặt chi tiêu để đổi lấy các khoản giải ngân mới của các chủ nợ là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

[IMF khẳng định tầm quan trọng của chiến lược xóa nợ cho Hy Lạp]

Chính phủ Hy Lạp đã chấp nhận tiếp tục cắt giảm quỹ hưu trí và tăng thuế lần lượt vào các năm 2019 và 2020 để có thể nhận đợt giải ngân mới nhằm thanh toán khoản nợ 7 tỷ euro (7,4 tỷ USD) đến hạn tháng Bảy tới.

Hy Lạp bày tỏ hy vọng việc thanh toán khoản nợ trên sẽ được các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thông qua vào ngày 22/5 tới.

Nợ công của Hy Lạp hiện ở mức trên 300 tỷ euro, chiếm khoảng 160% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.