Các “đại gia” ngân hàng Mỹ hoạt động sa sút trong quý cuối 2014

Trong mấy ngày qua, ba "đại gia" ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase, Bank of America và Citigroup đều thông báo kết quả kinh doanh đáng thất vọng.
Các “đại gia” ngân hàng Mỹ hoạt động sa sút trong quý cuối 2014 ảnh 1JPMorgan Chase. (Nguồn: Reuters)

Trong mấy ngày qua, ba "đại gia" ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase, Bank of America và Citigroup đều thông báo kết quả kinh doanh đáng thất vọng. Số liệu này đang làm tăng những mối quan ngại về triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

JP Morgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính về tài sản, cho biết doanh thu trong quý 4/2014 giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước xuống 4,9 tỷ USD, do ngân hàng này phải nộp phạt 990 triệu USD để dàn xếp những cáo buộc hình sự liên quan đến hoạt động giao dịch trao đổi ngoại tệ.

Cũng dính dáng đến vụ bê bối nói trên, ngân hàng Citigroup phải nộp phạt lên tới 3,5 tỷ USD. Khoản tiền phạt này đã khiến doanh thu trong quý của Citigroup này giảm 86%, xuống 350 triệu USD.

Trong khi đó, doanh thu quý 4/2014 của Bank of America (BofA) giảm 11,3% xuống còn 3,1 tỷ USD. Một số nhà phân tích tỏ ra quan ngại rằng BofA sẽ bị “tổn thương,” trong bối cảnh tình trạng lao dốc của giá dầu có thể ảnh hưởng đến nhiều khoản vay liên quan đến dầu mỏ của ngân hàng này.

Kết quả kinh doanh bi quan của các “đại gia” trong lĩnh vực tài chính nói trên đã “vùi dập” đà tăng của các thị trường chứng khoán.

Câu hỏi đang được quan tâm hiện nay là làn sóng vỡ nợ trong lĩnh vực dầu mỏ và kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, Ngân hàng trung ương) không tăng lãi suất trong năm 2015 sẽ ảnh hưởng đến ngành ngân hàng Mỹ như thế nào./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.