Các đồng tiền tại thị trường châu Á mất giá so với đồng USD

Các đồng nội tệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mất giá so với đồng USD trong bối cảnh có đồn đoán về khả năng Fed tăng lãi suất.
Các đồng tiền tại thị trường châu Á mất giá so với đồng USD ảnh 1Kiểm tiền nhân dân tệ và USD tại ngân hàng ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thế mạnh của đồng USD tiếp tục được thể hiện trên thị trường châu Á, trong bối cảnh có những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, Ngân hàng Trung ương) tăng lãi suất trong năm nay.

Cuối tuần trước, Ủy ban Thị trường mở Liên bang - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - quyết định duy trì lãi suất thấp kỷ lục gần bàng 0%, làm hạ giá đồng USD. Tuy nhiên, bình luận mới đây của một số quan chức Fed về khả năng lãi suất sẽ được tăng trong năm nay đã tiếp thêm "sức sống mới" cho đồng bạc xanh.

Các đồng nội tệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mất giá trước nguy cơ, một khi Fed nâng lãi suất, các nhà đầu tư rút vốn ồ ạt từ các thị trường mới nổi để đầu tư kiếm lời cao hơn tại các địa bàn khác.

Cụ thể, tại Singapore, đồng bạc xanh tăng 0,23% so với đồng SGD của Singapore, tăng 0,35% so với đồng won của Hàn Quốc, và 0,12% so với đồng peso của Philippines trong phiên giao dịch chiều ngày 22/9.

Đồng bạc xanh cũng tăng giá so với đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ ngày hôm nay 22/9.

Đồng USD cũng mạnh lên so với đồng rupiah của Indonesia, ringgit của Malaysia và baht của Thái Lan, song giảm giá với đồng rupee của Ấn Độ và các đồng tiền của New Zealand và Australia.

Cùng phiên, đồng yen của Nhật Bản mạnh lên so với USD, do đồng nội tệ Nhật Bản thường được đánh giá là một kênh “trú ẩn an toàn” của các nhà đầu tư trong thời kỳ bất ổn. Đồng euro đảo chiều tăng của phiên trước (21/9) và giảm giá so với đồng bạc xanh.

Các sàn giao dịch Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.