Đây cơ hội cho các hãng sữa nước ngoài, trong đó có các công ty Thụy Sĩ,trong bối cảnh sữa Trung Quốc bị chính người dân trong nước tẩy chay sau những vụ bê bối sữa nhiễm melamine cách đây vài năm.
Các hãng sữa phương Tây đã nhanh chóng tận dụng cơ hội làm ăn khi nhiềubậc phụ huynh ở Trung Quốc muốn cho con mình dùng sữa ngoại, lùng sục trênInternet, nhờ người thân, bạn bè đang du lịch hay định cư ở nước ngoài mua sốlượng lớn sữa từ Mỹ, Australia, New Zealand và các nước châu Âu để dự trữ.
Do vậy, lượng sữa nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần trong giaiđoạn từ năm 2008 đến 2012 cùng với giá cả gia tăng.
[Trung Quốc vơ vét sữa bột xách tay từ châu Âu]
Điều này cũng dẫn đến việclo ngại khan hiếm sữa ở các nơi khác, đặc biệt là ở Đặc khu Hành chính HongKong, Australia, New Zealand, Đức và Anh.
Nestle - tập đoàn thực phẩm lớn nhất Thụy Sĩ, đã chú ý đến các công thứcsữa cho trẻ em từ hơn 100 năm nay, bắt đầu giành vị thế trên thị trường TrungQuốc sau khi bị các đối thủ cạnh tranh quốc tế lấn lướt trong thập kỷ trước.
Ngoài ra, việc Nestle thâu tóm hãng sản xuất thức ăn trẻ em Pfizer Nutrition vớigiá gần 12 tỷ USD hồi năm ngoái đã giúp thị phần của công ty tại thị trường TrungQuốc tăng đáng kể.
Giám đốc điều hành công ty sữa Hochdorf Nutricare của Thụy Sĩ Michiel deRuiter, cho biết thị trường Trung Quốc rất nhạy cảm trong thời điểm hiện nay dolo ngại về các sản phẩm sữa kém chất lượng và các bậc phụ huynh Trung Quốc sẽcòn tiếp tục tin tưởng vào các thương hiệu sữa nước ngoài để đáp ứng nhu cầuđang ngày càng tăng./.