Các nền kinh tế thành viên APEC cam kết tăng cường hợp tác

APEC cam kết thúc đẩy đầu tư, thương mại tự do và mở cửa, tăng cường hợp tác đa phương và thương mại quốc tế, đồng thời thúc đẩy hợp tác về kết nối, kinh tế số hóa, hội nhập kinh tế.
Cuộc họp của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, phiên họp “Doanh nghiệp tư nhân và tinh thần kinh doanh” ngày 24/04/2019 tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Đình Ánh/TTXVN)
Cuộc họp của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, phiên họp “Doanh nghiệp tư nhân và tinh thần kinh doanh” ngày 24/04/2019 tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Đình Ánh/TTXVN)

Các nền kinh tế thành Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cam kết tăng cường hợp tác tại Hội nghị tổng kết quan chức cấp cao APEC (CSOM) diễn ra ở Singapore ngày 7/12.

Hội nghị do Chile - nước chủ nhà đăng cai APEC 2019 - triệu tập tại trụ sở Ban Thư ký APEC ở Singapore. CSOM đã tóm tắt những thành tựu đạt được trong năm 2019 và vạch ra phương hướng hành động trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ hội nghị, Chile đã ra Tuyên bố của Lãnh đạo nền kinh tế đăng cai APEC 2019, chính thức đánh dấu kết thúc năm Chile giữ vai trò chủ nhà APEC.

[Malaysia khởi động Năm APEC 2020, hiện thực hóa Mục tiêu Bogor]

Tuyên bố nhấn mạnh những thành tựu APEC đạt được trong 30 năm qua kể từ khi thành lập.

Tuyên bố cũng tái khẳng định APEC cam kết thúc đẩy đầu tư, thương mại tự do và mở cửa, tăng cường hợp tác đa phương và thương mại quốc tế dựa trên các nguyên tắc, đồng thời thúc đẩy hợp tác về kết nối, kinh tế số hóa, hội nhập kinh tế và Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương.

Nội dung tuyên bố cũng đánh giá cao báo cáo Tầm nhìn sau năm 2020 của Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC và ủng hộ Hội nghị các nhà lãnh đạo nền kinh tế APEC dự kiến diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia vào năm 2020.

Cũng tại hội nghị trên, đại diện Chile đã trình bày về 3 phương hướng hành động chung đã được các nền kinh tế thành viên APEC nhất trí trong năm 2019 nhằm giải quyết các vấn đề then chốt hướng tới sự thịnh vượng của khu vực bao gồm việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ, xử lý rác thải đại dương và tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.