Các nhà khoa học Anh phát minh ra động cơ nhỏ nhất thế giới

Theo tạp chí khoa học Proceedings, Viện hàn lâm khoa học Mỹ, các nhà khoa học ở trường Đại học Cambridge của Anh chế tạo thành công động cơ nhỏ nhất thế giới, với tên gọi “ANTs.”
Các nhà khoa học Anh phát minh ra động cơ nhỏ nhất thế giới ảnh 1(Nguồn: Getty Images)

Theo một bài viết đăng trên tạp chí khoa học Proceedings của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cambridge của Anh đã chế tạo thành công động cơ nhỏ nhất thế giới, với tên gọi “ANTs” (con kiến).

Nguyên mẫu động cơ siêu nhỏ này được chế tạo từ các phân tử vàng kết hợp với hợp chất cao phân tử polymer có khả năng thích nghi với nhiệt độ thay đổi.

Khi động cơ này được làm nóng đến một mức nhiệt nhất định nhờ nhiệt lượng từ tia laser, nó sẽ chứa một lượng vô cùng lớn năng lượng có thể đàn hồi trong một phần trăm của giây, trong khi các lớp polymer sẽ hòa tan vào nước. Điều này khiến các phân tử nano vàng liên kết chặt chẽ với nhau.

Trong khi đó, nếu được làm lạnh, lớp polymer của động cơ siêu nhỏ này sẽ ngậm nước, nở ra, còn các phân tử nano vàng nhanh chóng bị tách ra xa với một cường độ mạnh.

Giáo sư Jeremy Bomberg, người đứng đầu công trình nghiên cứu trên, cho biết chỉ với kích thước một nano mét tức bằng một phần tỷ của một mét, động cơ siêu nhỏ này sử dụng ánh sáng Mặt Trời để tự cung cấp điện năng cho chính nó và có thể là nền tảng cho việc chế tạo các máy móc nano có khả năng di chuyển trong môi trường nước và thậm chí thâm nhập vào các tế bào sống để phát hiện và điều trị bệnh.

Giáo sư Bomberg nhấn mạnh trong nhiều năm qua, giới khoa học đã nói nhiều về sự xuất hiện của "nanorobot" (người máy nano), nhưng vẫn chưa thể chế tạo một cách hoàn chỉnh bất kỳ nanorobot nào có khả năng di chuyển trong môi trường lỏng, do ở cấp độ nano, lực hấp dẫn giữa các phân tử là rất cao.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng sáng chế mới nêu trên của ông và các đồng nghiệp có thể khắc phục tình trạng này, giúp các nanorobot có đủ công suất cần thiết để di chuyển trong môi trường lỏng, chẳng khác nào những chú kiến thực sự, tuy nhỏ bé nhưng có tần suất lao động ấn tượng.

Đồng tác giả của công trình nghiên cứu này, giáo sư Ventsislav Valev cũng nhấn mạnh thông thường ánh sáng có thể làm nóng nước để làm vận hành các động cơ hơi nước, trong khi các nhà khoa học trường Đại học Cambridge thậm chí có thể sử dụng nguồn năng lượng này để vận hành một động cơ dạng van đẩy ở mức độ nano./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.