Các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã toàn bộ hệ gen lúa mì

Các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã được toàn bộ hệ gen của lúa mì, hứa hẹn giúp tăng năng suất lúa mì, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng trong những thập kỷ tới.
Các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã toàn bộ hệ gen lúa mì ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 16/8, các nhà khoa học đã lần đầu tiên giải mã được toàn bộ hệ gen của lúa mì.

Thành tựu khoa học này hứa hẹn sẽ tăng năng suất lúa mì, giúp đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới ngày càng tăng trong những thập kỷ tới.

Nghiên cứu do Liên minh Chuỗi gen Lúa mì Quốc tế (IWGSC) dẫn đầu với sự tham gia của 200 nhà khoa học đến từ 20 nước trên thế giới. Nhóm nghiên cứu này đã giải mã bộ hệ gen của lúa mì Triticum aestivum được trồng phổ biến nhất trên thế giới.

[Nắng nóng gay gắt đang tàn phá vựa lúa mì lớn nhất thế giới]

Báo cáo khoa học cho biết việc giải mã toàn bộ ADN của lúa mì này là một “thách thức lớn”, mất tới 13 năm bởi bộ gen lúa mì có số gen nhiều gấp 5 lần so với bộ gen của con người.

Bộ gen của lúa mì có 107.891 gen với 16 tỷ cặp badơ. Trong khi đó, bộ gen;người có khoảng 20.000 gen và 3 tỷ cặp badơ.

Báo cáo trên ước tính năng suất lúa mì cần tăng 1,6% mỗi năm để đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới dự đoán lên tới 9,6 tỷ người vào năm 2050.

Kết quả nghiên cứu mới trên sẽ đẩy nhanh các nỗ lực của giới khoa học nhằm xác định các loại gen lúa mì đóng vai trò quan trọng đối với nông nghiệp, trong đó có những gen giúp chống sâu bệnh, qua đó nhân giống các loại lúa mì có khả năng chịu hạn hoặc kháng bệnh cao.

Lúa mì cung cấp lương thực cho hơn 1/3 dân số thế giới, là loại thực phẩm giàu protein hơn thịt trong bữa ăn và cung cấp khoảng 1/5 lượng calorie con người tiêu thụ.

Tuy nhiên, loại ngũ cốc này khó phát triển ở điều kiện thời tiết nóng và khô, nhất là trong bối cảnh Trái Đất nóng lên do biến đổi khí hậu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.