Đây là hành động thứ hai của Eurofer nhằm vào thép nhập khẩu từ Trung Quốc,sau lần hiệp hội này kêu gọi EU tiến hành điều tra chống bán phá giá đối vớithép phủ hữu cơ (OCS) của Trung Quốc (được sử dụng trong lĩnh vực chế tạo ôtô vàxây dựng).
Trong đơn kiện chống trợ giá lần này, Eurofer nói họ có bằng chứng về việcChính phủ Trung Quốc đã có một loạt biện pháp trợ giá lớn cho ngành sản xuấtthép trong nước, như các khoản cho vay ưu đãi, trợ cấp, miễn thuế và các nguồncung giá rẻ trong toàn ngành thép từ đầu tư, sản xuất, bán hàng đến xuất khẩu.
Ông Gordon Moffat, người đứng đầu hiệp hội Eurofer, cho hay rõ ràng "sự màunhiệm" của ngành thép Trung Quốc, hiện chi phối gần 50% sản lượng thép toàn cầu,không phải là kết quả của các lực lượng thị trường tự do.
Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc tạo lợi thế cho ngành thép trong nước khiếnnước này tiếp tục là căn nguyên chủ chốt dẫn đến tình trạng cạnh tranh khôngcông bằng trên thị trường thép toàn cầu, gây tổn thương đặc biệt cho ngành thépchâu Âu. Ngành thép châu Âu có doanh thu hàng năm 190 tỷ euro (242 tỷ USD) vàmang lại 360.000 việc làm tại 23 nước thành viên EU.
Hồi cuối tháng 11/2011, Eurofer cho biết họ có bằng chứng cho thấy Trung Quốcđang bán phá giá các sản phẩm OCS tại châu Âu, nâng thị phần của Trung Quốc tạithị trường thép châu Âu từ 0,5% năm 2004 lên 17% năm 2011.
EC cũng đã tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép OCS sau đơnkiện hồi tháng 11/2011 của Eurofer. Nếu tìm thấy các bằng chứng về bán phá giávà trợ giá bất hợp pháp, EU có thể áp thuế nhập khẩu tạm thời đối với thép TrungQuốc từ tháng Chín năm nay. Quyết định cuối cùng về cả hai lần khiếu kiện củaEurofer dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 1/2013./.