Các nước CPTPP bắt đầu đàm phán gia nhập cho các thành viên mới

Các trưởng đoàn đàm phán nhất trí khởi động tiến trình đàm phán gia nhập cho các thành viên tiềm năng mới vào năm 2019, sau khi hiệp định thương mại tự do này có hiệu lực.
Các nước CPTPP bắt đầu đàm phán gia nhập cho các thành viên mới ảnh 1Các trưởng đoàn đàm phán nhóm họp ở khu nghỉ dưỡng Hakone. (Nguồn: Kyodo)

Kyodo đưa tin ngày 19/7, các trưởng đoàn đàm phán thuộc 11 quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhất trí khởi động tiến trình đàm phán gia nhập cho các thành viên tiềm năng mới vào năm 2019, sau khi hiệp định thương mại tự do này có hiệu lực.

Trong hai ngày nhóm họp từ ngày 18/7 ở khu nghỉ dưỡng Hakone gần thủ đô Tokyo, các nhà đàm phán kiểm tra tiến độ thực hiện các thủ tục trong nước để thông qua hiệp định, và thảo luận việc mở rộng trong tương lai khuôn khổ Hiệp định này.

Phát biểu với báo giới sau phiên họp, ông Kazuhisa Shibuya, quan chức cấp cao trong chính phủ Nhật Bản phụ trách CPTPP cho biết: “Chúng ta cần sớm khởi động các thủ tục sau khi hiệp định có hiệu lực.”

[Nhật Bản hoan nghênh khả năng Anh tham gia Hiệp định CPTPP]

Theo ông, trưởng đoàn đàm phán của 11 nước thành viên Hiệp định có thể sẽ gặp nhau lần nữa trong trước cuối năm nay.

CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi có ít nhất 6 nước thành viên hoàn tất các thủ tục trong nước.

Mexico và Nhật Bản đã kết thúc quá trình phê chuẩn, trong khi 4 nước gồm Singapore, New Zealand, Australia và Việt Nam, có khả năng sẽ kết thúc quá trình này vào cuối năm nay.

Thái Lan, Indonesia, Colombia, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) được cho là sẵn sàng gia nhập TPP sửa đổi.

Anh, quốc gia quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), cũng bày tỏ sự quan tâm tới việc tham gia hiệp định này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.