Các vấn đề về Ukraine trở thành tâm điểm tại Hội nghị thượng đỉnh NATO

Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh NATO tập trung vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, yêu cầu gia nhập NATO của Kiev và tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP.
Các vấn đề về Ukraine trở thành tâm điểm tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ảnh 140 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ thuộc 48 phái đoàn tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO. (Nguồn: AP)

Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong các ngày 11-12/7 tại thủ đô Vilnius của Litva với sự tham gia của khoảng 2.400 quan khách, trong đó có 40 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ thuộc 48 phái đoàn.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, chương trình nghị sự của hội nghị tập trung vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, yêu cầu gia nhập NATO của Kiev và tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP.

Tại thời điểm trước khi diễn ra hội nghị, giới chức Kiev và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi NATO đưa ra các cam kết cụ thể đối với triển vọng trở thành thành viên sau khi xung đột quân sự với Nga kết thúc.

[Các nước NATO chưa đồng thuận về việc Ukraine gia nhập liên minh]

Dự kiến, ông Zelensky sẽ tham gia cuộc họp khai mạc của Hội đồng NATO-Ukraine hôm 12/7.

Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này cũng sẽ bàn về vấn đề chi tiêu quốc phòng.

Năm 2014, các quốc gia thành viên đã cùng nhau cam kết tăng chi tiêu quốc phóng lên mức 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2024.

Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 11 nước được cho là sẽ đạt được mục tiêu này trong năm nay.

Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg mong muốn tỷ lệ 2% này thành mức sàn chứ không còn là mức trần.

Cũng tại hội nghị, những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên NATO cũng sẽ thông qua 3 kế hoạch phòng thủ và răn đe khu vực mới cho lãnh thổ đồng minh ở Vilnius.

Hội nghị dự kiến sẽ đề xuất đặt 300.000 binh sỹ trong tình trạng sẵn sàng cao và đảm bảo nguồn lực hải quân cũng như không quân.

Cuộc họp ngày 12/7 sẽ mở rộng cho các nhà lãnh đạo các quốc gia đối tác của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand và các đại diện của Liên minh châu Âu (EU)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.