Cách mạng kỹ thuật số thúc đẩy chất lượng sản phẩm ngành sữa

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra mạnh mẽ và len lỏi vào nhiều lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, kiểm soát chất lượng và ngành sữa cùng nằm chung xu hướng.
Cách mạng kỹ thuật số thúc đẩy chất lượng sản phẩm ngành sữa ảnh 1Hội thảo “Tương lai ngành sữa Việt Nam trước xu thế mới,”ngày 31/5. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra mạnh mẽ và len lỏi vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao kiểm soát chất lượng và ngành sữa cũng đang nằm chung xu hướng này.

Ông Robert Tổng giám đốc Công ty Tetra Pak Việt Nam chia sẻ, dựa trên xu thế mới, Tetra Pak đã bắt đầu đưa ra các dịch vụ ​áp dụng nền tảng kỹ thuật số trong ngành sản xuất sữa. ​Theo đó, công nghệ sẽ giúp ​hệ thống đoán lỗi có thể xảy ra trong ​dây truyền máy móc đồng thời giảm thiểu thời gian xử lý các lỗi đó.  ​

Cụ thể, Tetra Pak đang áp dụng ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (Microsoft HoloLens) nhằm giảm thời gian máy ngưng hoạt động do trục trặc và giúp các nhà máy sản xuất ngăn ngừa những rủi ro về an toàn thực phẩm cũng như chất lượng sản phẩm.

Theo ông Trần Toàn Thắng, Phó vụ trưởng, Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam, năm 2020 cả nước sản xuất khoảng 2,6 tỷ lít quy ra sữa tươi, tiêu thụ trung bình đạt khoảng 27 lít/người/năm. ​Kế hoạch, nguồn cung cấp sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt 1 tỷ lít, đáp ứng khoảng 38% nhu cầu sản xuất.

Thống kê cho thấy, thế hệ trẻ từ 16 tuổi đến 30 tuổi đang chiếm khoảng 1/3 dân số cả nước và đây là thị trường tiềm năng cho sự phát triển ngành sữa của Việt Nam.

​Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh từ xu thế hội nhập, chất lượng và an toàn thực phẩm trở thành yếu tố quan trọng nhất. Điều này đòi hỏi, các nhà sản xuất phải có những hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ, thông qua việc cung cấp thông tin nguồn gốc xuất xứ của từng sản phẩm và việc cách mạng công nghiệp bước đi cần thiết của ngành công nghiệp sữa Việt Nam.

Ông Thắng ​ghi nhận thực tế, bên cạnh việc khai thác công suất hiện có, các doanh nghiệp sữa đang mở rộng đầu tư vào công nghệ, nâng cao công suất nhà máy, phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi trong nước, nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa bột nhập ngoại.

“Ngành công nghiệp sữa đang trên đà tăng trưởng và còn nhiều tiềm năng to lớn trong một số lĩnh vực có thể khám phá. Cơ hội tăng trưởng sẽ có được thông qua việc đẩy mạnh thị trường, đổi mới sản phẩm, bao bì, nắm bắt xu thế tiêu dùng và chú trọng vào hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường,” ông Robert Graves nói./

Ông Trần Toàn Thắng đánh giá về ngành sản xuất sữa Việt Nam.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.