Ông Vanhorn Hean, quan chức Bộ Nông nghiệp Campuchia và là giám đốc cơquan hành chính một cửa về xuất khẩu gạo cho biết, con số thống kê cho thấy,Campuchia chỉ xuất khẩu được hơn 205 nghìn tấn gạo xuất khẩu, tăng 1,9% so vớinăm 2011.
Hiện nay, Campuchia xuất khẩu gạo tới 58 quốc gia, chủ yếu là châu Âu.Pháp là khách hàng lớn nhất với lượng mua hơn 47 nghìn tấn, tiếp sau là Ba Lanvới hơn 34 nghìn tấn, Malaysia với 25 nghìn tấn
Theo Hun Lắc, Giám đốc công ty Me Kong Oriza Rice Exporter , Tổng thư kýHiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Campuchia, tốc độ xuất khẩu gạo của Campuchiatrong năm qua đã giảm sút, do gặp phải sự cạnh tranh từ Việt Nam về giá cả cácmặt hàng gạo dài và gạo trắng tại thị trường châu Âu.
Bên cạnh đó, các kháchhàng lớn còn lựa chọn Việt Nam, vì Campuchia vẫn còn hạn chế về khả năng cungứng với số lượng lớn.
Tuy nhiên, trong năm 2012, lượng xuất khẩu gạo thơm củaCampuchia đã tăng đáng kể, nhờ các hợp đồng bán gạo vào thị trường Trung Quốc.
Các quan chức ngành nông nghiệp Campuchia thừa nhận, dù còn 2 năm nữa đểnâng cao khả năng xuất khẩu thì mức 1 triệu tấn gạo xuất khẩu trực tiếp vào năm2015 của Campuchia là một mục tiêu khó khăn.
Hạn chế về năng lực thương mại,công nghệ chế biến lạc hậu, hệ thống thu mua, kho hàng chưa hoàn thiện và thiếuvốn là những rào cản lớn cho lĩnh vực xuất khẩu gạo, dù những năm gần đây,Campuchia thường đạt lượng sản xuất lúa dư thừa lên tới 3-4 triệu tấn/năm.
Hồi tháng 8/2012, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu các bộ ngành liênquan đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo với mục tiêu xuất khẩu1 triệu tấn gạo vào năm 2105, biến Campuchia thành một trong những quốc gia xuấtkhẩu gạo hàng đầu thế giới.
Hướng tới mục tiêu này, Chính phủ Campuchia sẽ bảolãnh 50% rủi ro cho các ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ cho vay vốn để sảnxuất, chế biến và dự trữ gạo, sau khi các ngân hàng cho rằng gặp rủi ro cao khitham gia cấp vốn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Việt Nam, Thái Lan là những khách hàng lớn của Campuchia về mặt hàng lúa,gạo chưa chế biến./.