Cán bộ, nhân dân Kiên Giang tin tưởng vào công tác cán bộ từ HNTW6

Ý kiến đảng viên tỉnh Kiên Giang đề nghị cần dứt khoát đấu tranh với "lợi ích nhóm" và muốn tránh được "lợi ích nhóm" phải quyết liệt, dứt khoát trong công tác cán bộ.
Cán bộ, nhân dân Kiên Giang tin tưởng vào công tác cán bộ từ HNTW6 ảnh 1Toàn cảnh Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII diễn ra từ ngày 3-9/10 đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của Đảng, đất nước. Cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Kiên Giang rất quan tâm đến những vấn đề được đưa ra thảo luận; đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào những kết quả Hội nghị đã đạt được.

Ông Nguyễn Văn Minh, (nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Kiên Giang) cho biết, việc xử lý kỷ luật của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương vừa qua là rất nghiêm minh.

Theo ông Minh, cùng một lúc nhiều cán bộ cấp chiến lược ra khỏi Trung ương dù với bất cứ lý do gì là nỗi buồn, xót xa chung bởi để đào tạo một cán bộ như vậy không phải ngày một, ngày hai.

Dù sao, việc thực hiện nghiêm minh này cũng một lần nữa Đảng công bố và chứng minh với đội ngũ của mình, với nhân dân rằng “nói phải đi đôi với làm.”

Thạc sỹ Võ Thanh Xuân, Trưởng ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Vĩnh Thuận cho biết, một trong những nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) là Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.

Đây là tiền đề góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

[Thông báo Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII]

Việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới là nội dung rất quan trọng trong 10 nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đảm bảo đổi mới chính trị đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế và tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo và trong điều kiện bản thân Đảng, hệ thống chính trị đang tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động, khắc phục tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Ông Võ Thanh Xuân cho rằng, việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh là việc làm cấp cách, có ý nghĩa quan trọng.

Trong từng giai đoạn và xuất phát từ thực tế, Đảng phải đổi mới cách tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách đã đề ra. Đảng phải dựa vào dân để vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân nhằm đề ra đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng dân, giúp dân hiểu, tin, làm theo để hưởng thụ.

Qua quá trình thảo luận tại Hội nghị lần này, nhiều đại biểu đã thẳng thắng đề xuất ý kiến để Đảng tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, giám sát chặt chẽ việc cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ chức thực hiện nghị quyết.

Trong đó phải coi trọng kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận của Đảng bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. Nhất là đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của Đảng để mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận nhanh chóng những chủ trương, nghị quyết của Đảng.

Qua đó thấy được sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ, đổi mới của Đảng trong công tác cán bộ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Ông Võ Thanh Xuân cho biết, để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thời gian tới, trước hết phải đặt ra là nói đi đôi với làm.

Nếu tổ chức, cơ quan, cá nhân nói không đi đôi với làm nên kỷ luật, có hình thức sàng lọc. Đặc biệt, cần dứt khoát đấu tranh với "lợi ích nhóm" và muốn tránh được "lợi ích nhóm" phải quyết liệt, dứt khoát trong công tác cán bộ.

Đó là luân chuyển cán bộ ra khỏi những mối quan hệ thân thích, quan hệ địa phương và các lợi ích; đánh giá kết quả của cán bộ và đặt dưới sự giám sát của nhân dân; minh bạch hóa tài sản của cán bộ, công chức.../.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục