Cận cảnh 152 hiện vật Bảo tàng báo chí đầu tiên của Việt Nam
152 tập lưu báo và tạp chí gốc đầy quý giá sẽ là những hiện vật đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng báo chí Việt Nam.
Minh Sơn - Phương Mai
Sáng 16/8, Hội Nhà báo Việt Nam đã chính thức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cũng tại đây, 152 hiện vật bao gồm những tập lưu báo và tạp chí gốc, kỷ niệm 152 năm ra đời và phát triển báo chí quốc ngữ (1865 - 2017). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài các hiện vật giấy và chữ viết còn có chiếc máy in sản xuất năm 1966 do Công ty in Việt Lập từ Cao Bằng mang xuống tặng bảo tàng Báo chí. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bảo tàng Báo chí Việt Nam thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các di sản văn hóa phản ánh tiến trình hình thành và phát triển của nền báo chí Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên cạnh đó, Bảo tàng Báo chí Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa báo chí Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau sáu đợt phát động, nhiều tập thể và cá nhân đã hiến tặng tài liệu, hiện vật cho bảo tàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đó là các hiện vật giấy và chữ viết, các số báo và tập lưu báo gốc quý xuất bản trong thời gian từ năm 1945-1975. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ban tổ chức đã trưng bày152 tập lưu báo và tạp chí bản gốc, hai tập lưu báo cắt dán Gia Định báo (gồm 4 quyển) và Hoàng Sa-Trường Sa (gồm 1.200 bài báo cắt dán) do nhà báo-nhà sưu tầm Trần Thanh Phương hiến tặng…(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chương trình trưng bày nhằm góp phần tôn vinh các thế hệ làm báo, khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 152 năm ngày ra đời và phát triển báo chí quốc ngữ (1865-2017). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
'Báo chí Việt Nam với 152 năm ra đời và phát triển vốn đã chịu nhiều tổn thất, mất mát, thất lạc do các điều kiện bất lợi về xã hội, tời gian, khí hậu và môi trường cần được tập hợp, bảo quản một cách có hệ thống, khoa học và nghiên cứu, khai thác, phát huy một cách tích cực, hiệu quả hơn nữa. Đây cũng chính là thông điệp của chương trình trưng bày lần này,' đại diện ban tổ chức cho hay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trưng bày 152 hiện vật Bảo tàng báo chí đầu tiên của Việt Nam. (Video: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều nhà báo chiến trường đã trao tặng Bảo tàng Báo chí Cách mạng Việt Nam các hiện vật liên quan đến thời kỳ tác nghiệp trên các chiến trường trong kháng chiến cứu nước.
Tại lễ phát động hiến tặng hiện vật báo chí miền Trung và Tây Nguyên ngày 22/9, tổ chức ở Đà Nẵng, đại diện các Hội nhà báo khu vực trao trên 4.000 hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Trong khuôn khổ Hội báo Toàn quốc 2017, 58 tập thể và cá nhân từ nhiều vùng miền của đất nước về tham dự đã đóng góp tại Lễ hiến tặng khoảng 1.400 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật có giá trị.
Bảo tàng Báo chí Việt Nam, có trụ sở tại Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, nằm trong hệ thống bảo tàng quốc gia, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.