Cận cảnh dấu tích mộ táng thời kỳ tiền Đông Sơn tại Di chỉ khảo cổ Vườn Chuối

Ngày 18/10, tại Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đoàn công tác khai quật đã báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu, trong đó có những phát hiện quan trọng về thời kỳ tiền Đông Sơn.
Địa điểm Vườn Chuối là di chỉ cư trú, mộ táng phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn. Đây là di chỉ khảo cổ hiếm và quý về/trong thời đại Kim khí ở cả khu vực phía Bắc Việt Nam. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Cuộc khai quật phía Tây Di chỉ Vườn Chuối đã được triển khai trên 60 hố khai quật, mỗi hố có diện tích 100m2. Từ cuối tháng 3/2024, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Bảo tàng Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ quan liên quan tiến hành khai quật với tổng diện tích 6.000m2. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Theo các chuyên gia, cuộc khai quật bước đầu đã có những phát hiện quan trọng, nổi bật nhất là mặt bằng khu cư trú thời tiền Đông Sơn. Sườn ngoài của di tích là nơi chôn cất người chết, ở góc Tây Bắc mật độ chôn cất rất cao tạo thành một bãi mộ tiền Đông Sơn nằm tập trung với ít nhất hai giai đoạn cắt phá nhau. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Khu mộ táng có niên đại kéo dài từ giai đoạn Phùng Nguyên muộn-Đồng Đậu sớm đến giai đoạn muộn của văn hoá Đông Sơn. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Đây là phát hiện rất quan trọng trong lịch sử nghiên cứu thời đại Kim khí ở phía Bắc Việt Nam, giúp chúng ta có những hiểu biết rõ hơn về cách thức xử lý các không gian cư trú nhằm ứng phó với những hiểm nguy từ môi trường tự nhiên cũng như xã hội cổ đại. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Hệ thống di cốt trong các mộ táng thuộc các giai đoạn khác nhau vẫn còn được bảo tồn khá tốt, hứa hẹn sẽ đưa đến những hiểu biết sâu hơn khi triển khai nghiên cứu về nhân chủng học, di truyền, bệnh lý, vận động, chế độ dinh dưỡng... của người Việt cổ trong thời đại Kim khí ở phía Bắc Việt Nam. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Những kết quả khai quật - nghiên cứu đã góp phần cung cấp đầy đủ chứng cứ hiện vật về sự có mặt của con người từ rất sớm trên khu vực Hà Nội ngay nay. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Khu mộ thời kỳ tiền Đông Sơn. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Địa điểm Vườn Chuối là di chỉ cư trú - mộ táng phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn. Địa tầng di chỉ Vườn Chuối tồn tại nhiều lớp văn hóa trải qua các giai đoạn Phùng Nguyên muộn-Đồng Đậu sớm, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn và hậu Đông Sơn chứng minh giá trị lịch sử văn hóa quan trọng của di chỉ Vườn Chuối. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Hình thái mộ còn khá nguyên vẹn. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Cận cảnh di cốt. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Di cốt người ở thời kỳ tiền Đông Sơn có tục nhổ răng cửa. (Ảnh: Viện Khảo cổ học)
Chuyên gia cổ sinh vật học xử lý mộ táng. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam dẫn đoàn nghiên cứu và truyền thông tham quan các hố khai quật. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Các loại vũ khí bằng đồng. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
(Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Đồ gốm thời Hán. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Bộ công cụ và vũ khí bằng đồng. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Các chuyên gia xem xét các hiện vật tìm thấy ở di chỉ. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Khuôn đúc bằng đá, đúc rìu đồng, mũi lao đồng. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Các hiện vật mảnh đầu rìu. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Hiện vật đồ trang sức. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục