Canada khởi động lại một phần của đường ống dẫn dầu Keystone

Phần đường ống được khôi phục sẽ hoạt động với "công suất yếu" và hiện TC Energy vẫn đang tiếp tục nỗ lực nhằm ứng phó cũng như thu hồi toàn bộ lượng dầu thô bị tràn ra bên ngoài.
Canada khởi động lại một phần của đường ống dẫn dầu Keystone ảnh 1Rò rỉ dầu tại nhánh sông cách thành phố Steele thuộc bang Nebraska của Mỹ khoảng hơn 32km về phía Nam. (Nguồn: Reuters)

Công ty năng lượng TC Energy của Canada đã khởi động lại một phần của đường ống dẫn dầu Keystone, vốn đã ngừng hoạt động trong tuần trước sau sự cố tràn dầu thô ở bang Kansas (Mỹ).

Cụ thể, TC Energy tối 14/12 đã nối lại dòng chảy của Bitum pha loãng, một loại dầu thô nặng từ tỉnh Alberta (Canada) đến bang Illinois (Mỹ), tuy nhiên đoạn ông phía Nam của đường ống này (kéo dài đến bang Texas và bao gồm các bang Washington, Kansas) vẫn chưa được nối lại hoạt động.

Theo công ty trên, phần đường ống được khôi phục sẽ hoạt động với "công suất yếu" và hiện TC Energy vẫn đang tiếp tục nỗ lực nhằm ứng phó cũng như thu hồi toàn bộ lượng dầu thô bị tràn ra bên ngoài.

[Canada: Tạm ngừng vận hành đường ống Keystone do sự cố rò rỉ dầu]

Theo Cục Quản lý an toàn vật liệu nguy hiểm và đường ống dẫn nhiên liệu, cho đến nay, TC Energy đã thu hồi được 3.035 thùng dầu bị tràn ra do vụ rò rỉ đường ống Keystone.

Khối lượng dầu tràn ra theo ước tính ban đầu là 14.000 thùng.

Trước đó, ngày 8/12, Công ty TC Energy đã thông báo tạm ngừng vận hành đường ống Keystone có công suất vận chuyển 622.000 thùng dầu thô mỗi ngày do sự cố rò rỉ dầu từ đường ống này vào một nhánh sông cách thành phố Steele thuộc bang Nebraska của Mỹ khoảng hơn 32km về phía Nam.

Đường ống Keystone vận chuyển dầu thô của Canada từ tỉnh bang Alberta đến vùng Trung Tây và tới khu vực ven biển vùng Bờ Vịnh nước Mỹ.

Đường ống này là một "mắt xích" then chốt trong mạng lưới xuất khẩu dầu thô của Canada.

Hồi giữa tháng trước, TC Energy thông báo sẽ cắt giảm khối lượng vận chuyển qua đường ống trên do một số sự cố liên quan tới các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, song không nêu rõ thời gian hoặc khối lượng cắt giảm cụ thể./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.