Canada rà soát chống bán phá giá với ống dẫn dầu nhập khẩu Việt Nam

Tòa án thương mại quốc tế Canada (CITT) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Canada rà soát chống bán phá giá với ống dẫn dầu nhập khẩu Việt Nam ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)

Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Tòa án thương mại quốc tế Canada (CITT) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá đã được ban hành ngày 2/4/2015 (Cuộc điều tra số NQ-2014-002) đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Việt Nam.

CITT sẽ điều tra liệu ngành sản xuất trong nước có tiếp tục bị thiệt hại nếu chấm dứt lệnh áp thuế hay không.

Cục Phòng vệ Thương mại cũng cho biết tiếp theo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ của CITT, ngày 25/2/2020, Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra rà soát nhằm xác định liệu việc chấm dứt lệnh áp thuế có khả năng gây ra tái diễn hoặc tiếp tục bán phá giá sản phẩm ống thép dẫn dầu.

CBSA dự kiến sẽ ra kết luận cuối cùng chậm nhất vào ngày 23/7/2020.

Trong trường hợp CITT và CBSA kết luận cho thấy nếu chấm dứt lệnh áp thuế có khả năng dẫn đến việc tái diễn hành vi bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, Canada có thể sẽ gia hạn lệnh áp thuế.

[Thái Lan điều tra chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt, thép từ Việt Nam]

Trước đó, ngày 2/4/2015, Canada đã ban hành kết luận cuối cùng về việc có thiệt hại trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ một số nước; trong đó, có Việt Nam.

Trên cơ sở này, lệnh áp thuế chống bán phá giá liên quan được áp dụng kể từ ngày 2/4/2015, biên độ phá giá dánh cho các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là 37,4%.

Sản phẩm bị áp thuế chống bán phá giá và điều tra rà soát hoàng hôn là một số sản phẩm ống dẫn dầu có các mã: HS: 7304.29.00.11; 7304.29.00.19; 7304.29.00.21; 7304.29.00.29; 7304.29.00.31; 7304.29.00.39; 7304.29.00.41; 7304.29.00.49; 7304.29.00.51; 7304.29.00.59; 7304.29.00.61; 7304.29.00.69; 7304.29.00.71; 7304.29.00.79; 7304.39.00.60; 7304.59.00.50; 7306.29.00.11; 7306.29.00.19; 7306.29.00.21; 7306.29.00.31; 7306.29.00.29; 7306.29.00.39; 7306.29.00.61; 7306.29.00.69; 7306.30.00.20; 7306.30.00.30; 7306.50.00.00; 7306.90.00.10; 7306.90.00.20.

Do vậy, Cục Phòng vệ Thương mại thông báo và khuyến nghị các doanh nghiệp đánh giá tình hình xuất khẩu sản phẩm liên quan sang Canada, chủ động đăng ký tham gia vụ việc, hợp tác đầy đủ, tích cực với cơ quan điều tra để tránh bị cơ quan điều tra sử dụng dữ liệu sẵn có bất lợi.

Ngoài ra, Cục sẽ thường xuyên cập nhật diễn biến vụ việc trên trang tin điện tử www.trav.gov.vn để các doanh nghiệp liên quan có thể theo dõi.

Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp cần hỗ trợ cung cấp thêm thông tin hoặc tư vấn, xin liên hệ Cục Phòng vệ thương mại theo địa chỉ: Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài – Cục Phòng vệ thương mại, tầng 6, số 25 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024 7303 7898 (máy lẻ 127)- Di động: 0904545869; email: thuyngth@moit.gov.vn; thanhlk@moit.gov.vn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.