Căng thẳng chính trị - nhân tố hỗ trợ giá vàng thế giới tăng nhẹ

Các nhà đầu tư lo ngại về tình hình chính trị ở Mỹ và quan hệ Anh và Nga leo thang căng thẳng đã thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản an toàn như vàng, tăng khiến giá kim loại quý này tăng nhẹ.
Căng thẳng chính trị - nhân tố hỗ trợ giá vàng thế giới tăng nhẹ ảnh 1 Vàng được bày bán tại Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 16/3 tại thị trường châu Á, nhờ đồng USD yếu và nhu cầu đối với các tài sản an toàn gia tăng giữa bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về tình hình chính trị ở Mỹ và quan hệ giữa Vương quốc Anh và Nga leo thang căng thẳng.

Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng bị hạn chế do những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất tại cuộc họp chính sách trong tuần tới.

Tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), vào lúc 15 giờ 21 phút (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.317,97 USD/ounce. Giá vàng Mỹ giao tháng 4/2018 không đổi, được giao dịch ở mức 1.317,80 USD/ounce.

[​Vụ điệp viên Skripal: Lãnh đạo Anh, Đức, Pháp và Mỹ ra tuyên bố chung]

Nga chắc chắn sẽ trục xuất các nhà ngoại giao Anh để đáp trả lại việc London trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga sau khi London cáo buộc Nga liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergey Skripal.

Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 16/3.

Trong khi đó, tình hình bất ổn chính trị tại Mỹ gia tăng sau sự ra đi của Ngoại trưởng Rex Tillerson và ông Gary Cohn - cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ. Đồng USD giảm giá so với đồng yen trong phiên 16/3, sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng thay cố vấn an ninh quốc gia Trung tướng H.R. McMaster.

SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ trong ngày 15/3 đã tăng 0,5% so với phiên trước đó lên 838,15 tấn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.