Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đẩy giá dầu lên

Giá dầu tăng tại châu Á phiên 4/1, sau khi Saudi Arabia cắt quan hệ ngoại giao với Iran do tranh cãi về vụ Saudi Arabia hành quyết một giáo sỹ dòng Shiite.
Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đẩy giá dầu lên ảnh 1Ảnh minh họa. (nguồn: Associated Press)

Giá dầu tăng tại châu Á phiên 4/1, sau khi Saudi Arabia cắt quan hệ ngoại giao với Iran do tranh cãi về vụ Saudi Arabia hành quyết một giáo sỹ dòng Shiite.

Saudi Arabia thông báo quyết định trên ngày 3/1, một ngày sau khi người biểu tình xông vào Đại sứ quán nước này tại Tehran để phản đối vụ xử tử giáo sỹ dòng Shiite. Lo ngại bất ổn leo thang ở Trung Đông, Mỹ đã hối thúc các nhà lãnh đạo khu vực tiến hành các biện pháp làm dịu căng thẳng.

Vào lúc 9 giờ 30 sáng giờ Việt Nam, giá dầu West Texas Intermediate của Mỹ giao tháng 2/2016 tăng 48 xu Mỹ, hay 1,3%, lên 37,52 USD/thùng và giá dầu Brent giao cùng kỳ tăng 61 xu Mỹ, hay 1,64%, lên 37,89 USD/thùng.

Chiến lược gia về thị trường ở IG Markets (Singapore), Bernard Aw, cho rằng giá dầu phục hồi vào đầu Năm mới, khi các thị trường châu Á lo ngại căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có thể đe dọa đến nguồn cung dầu mỏ. Nhưng dù tăng, ông cho rằng tình trạng dư cung dai dẳng trên toàn cầu sẽ tiếp tục kéo giá dầu giảm trong dài hạn, trừ phi sản lượng của Saudi Arabia và Iran cũng như của các nước sản xuất dầu nói chung giảm đáng kể. 

Saudi Arabia là nước sản xuất dầu lớn nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Iran cũng là thành viên chủ chốt của tổ chức này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.