Căng thẳng tại khu vực Trung Đông khiến vàng tiếp tục tăng giá

Trong phiên giao dịch 5/1, tâm lý lo ngại về “thể trạng” của kinh tế Trung Quốc và căng thẳng leo thang trong khu vực Trung Đông đã đẩy giá vàng thế giới đi lên.
Căng thẳng tại khu vực Trung Đông khiến vàng tiếp tục tăng giá ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Trong phiên giao dịch ngày 5/1, tâm lý lo ngại về “thể trạng” của nền kinh tế Trung Quốc và những căng thẳng leo thang trong khu vực Trung Đông đã đẩy giá vàng thế giới đi lên.

Cuối phiên này, tại thị trường London, giá vàng giao ngay nhích 0,6% lên 1.080,43 USD/ounce.

Trước đó, trong phiên 4/1, giá kim loại quý này có lúc đã tăng 2,2% và chạm mức cao nhất của bốn tuần là 1.083,30 USD/ounce sau khi các số liệu mới công bố cho thấy hoạt động chế tạo của Trung Quốc đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp trong tháng 12/2015.

Trên thị trường New York, giá vàng giao tháng 2 tăng 3,2 USD lên 1.078,4 USD/ounce.

Nhà phân tích Carsten Menke thuộc ngân hàng Julius Baer (Thụy Sĩ) cho hay tình hình kinh tế kém khả quan của Trung Quốc là một trong những yếu tố hỗ trợ vàng lên giá.

Đồng thời, việc chứng khoán Trung Quốc để mất đến 7% trong phiên giao dịch ngày 4/1 và tạo ra hiệu ứng khiến các sàn chứng khoán Mỹ-Âu chao đảo cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư đổ đi tìm “nơi trú ẩn an toàn” như vàng.

Bên cạnh đó, giá vàng còn được hưởng lợi từ tình hình chính trị căng thẳng tại Trung Đông, sau khi Saudi Arabia cắt đứt quan hệ quan hệ ngoại giao với Iran.

Theo hãng cung cấp các dịch vụ về tài chính và kim loại quý MKS Group, giá vàng đang dao động ở ngưỡng 1.083-1.087 USD/ounce và đích tiếp theo có thể là 1.100 USD/ounce trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tâm lý của giới đầu tư muốn đi tìm một “nơi trú ẩn an toàn” thường chỉ là nhất thời, giá vàng thế giới sẽ sớm quay về quỹ đạo chuyển động chịu sự chi phối bởi các chính sách tiền tệ của Mỹ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.