Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chi phối thị trường dầu

Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên 23/8 giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc gây áp lực lên nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chi phối thị trường dầu ảnh 1Một cơ sở lọc dầu tại Caracas, Venezuela. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên 23/8 giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc gây áp lực lên nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

Khép lại phiên này tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 0,05 USD xuống 74,73 USD/thùng. Trong khi tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 10/2018 hạ 0,03 USD xuống đóng phiên ở mức 67,83 USD/thùng.

Người phụ trách mảng nghiên cứu thị trường tại Tradition Energy ở Stamford, Connecticut (Mỹ), Gene McGillian nhận định thị trường đang cố thẩm định về những lo ngại rằng mức tăng nhu cầu trên toàn cầu sẽ sụt giảm và khối lượng dầu mà Saudi Arabia và Nga sẽ bơm thêm vào thị trường.

Báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy sản lượng khai thác dầu của Mỹ đang tăng và đạt 11 triệu thùng dầu/ngày trong tuần trước.

Điều này có nghĩa là ba nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới gồm Nga, Mỹ và Saudi Arabia, tất cả hiện nay đều bơm khoảng 11 triệu thùng dầu/ngày, đáp ứng 1/3 nhu cầu đối với dầu toàn cầu.

Bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn với việc hai bên áp đặt mức thuế 25% đối với 16 tỷ hàng hóa của nhau.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ đầu tháng 7/2018 đã áp đặt thuế với 100 tỷ USD sản phẩm và hàng hóa tổng cộng.

Hiện Washington đang tổ chức điều trần về các mức thuế đề xuất lên một lượng hàng nhập khẩu khác có trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc và Bắc Kinh gần như đã chắc chắn đáp trả hành động này.

Bất đồng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này đã khiến các nhà phân tích hạ dự báo về tiêu thụ năng lượng mặc dù một số thị trường vẫn thắt chặt./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.