Cạnh tranh Trung-Mỹ: Kẻ chín lạng người nửa cân

Cạnh tranh Mỹ-Trung đang leo thang ngày một khốc liệt, từ thương mại, quân sự đến an ninh mạng. Nếu Mỹ hết lần này đến lần khác cản trở Bắc Kinh thì Bắc Kinh cũng không thiếu cách gây khó dễ cho Mỹ.
Cạnh tranh Trung-Mỹ: Kẻ chín lạng người nửa cân ảnh 1Đồng tiền giấy 100 USD (trên) và đồng 100 nhân dân tệ (phía dưới) tại một ngân hàng ở Hoài Bắc, tỉnh An Huy. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng Bloomberg.com, cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đang leo thang ngày một khốc liệt, từ lĩnh vực thương mại, quân sự và giờ là an ninh mạng.

Nếu Washington hết lần này đến lần khác cản trở Bắc Kinh thì Bắc Kinh cũng không thiếu cách gây khó dễ cho các công ty Mỹ.

Hãy tưởng tượng bạn là một kỹ sư sản xuất cho một thương hiệu của Mỹ có trụ sở tại Trung Quốc. Bạn phải trình hộ chiếu để gia hạn thị thực (visa) hàng năm. Nếu không làm điều đó, bạn sẽ không thể đến trụ sở.

Và trong bối cảnh những lo ngại ngày càng gia tăng về bảo mật và các biện pháp trừng trị thẳng tay đối với các hệ thống mạng riêng ảo (cho phép người dùng bỏ qua công tác kiểm duyệt của Trung Quốc), công ty của bạn thống nhất rằng tất cả các cuộc thảo luận nhạy cảm về sản phẩm đều phải được thực hiện trực tiếp tại trụ sở chính.

Tuy nhiên, việc gia hạn visa lại mất quá nhiều thời gian và bạn bị kẹt ở Thượng Hải, với chu kỳ sản phẩm cũng bị kéo dài ngày qua ngày.

Tại Thâm Quyến, nơi lắp ráp các thiết bị, nhà máy sản xuất vừa bị khám xét bất ngờ lần thứ ba trong tháng. Các thanh tra đang tìm kiếm những vi phạm về sức khỏe và an toàn lao động.

Bạn đã làm việc chăm chỉ để mọi công đoạn được thực hiện trơn tru, mặc dù các quy tắc dường như thay đổi liên tục. Chỉ cần một vấn đề nhỏ trên trang web cũng đủ để các cơ quan chức năng đóng cửa công ty chờ khắc phục.

Các nhà máy ở nước ngoài

Một trọng tâm mới về kiểm soát vốn đã đóng băng việc thanh toán ở nước ngoài. Lợi nhuận trong nước không thể gửi sang nước ngoài và bạn gặp khó khăn trong việc chuyển tiền cho các nhà cung cấp ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ cũng không thể vận chuyển hàng hóa đến công ty của bạn ở Trung Quốc.

Bạn có thể cố gắng vay một khoản tiền từ ngân hàng Nhật Bản để che đậy, song điều đó cần nhiều thời gian và mùa lễ hội mua sắm sắp đến gần. Bạn có thể bị buộc phải lấy nguồn hàng ở Trung Quốc, nhưng không có loại nào sản xuất tại Trung Quốc phù hợp với các điều kiện kỹ thuật của công ty bạn.

Để có những nhà cung cấp địa phương đạt tiêu chuẩn, bạn cần phải đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc.

[Mỹ-Trung và cuộc chiến khốc liệt giành ngôi vị thống soái công nghệ]

Có lẽ tình huống giả định trên không phải chỉ là điều hư cấu. Những lo ngại về tương lai trước mắt của Tập đoàn viễn thông Huawei và việc Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu của tập đoàn này bị bắt giữ, là những bằng chứng xác đáng nhất.

Các công ty Mỹ sẽ tổn thất rất nhiều nếu việc này khiến Trung Quốc phản ứng dữ dội. Tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ là Apple sẽ là “nạn nhân” đầu tiên, khi hoạt động lắp ráp thiết bị của tập đoàn này đều được thực hiện tại Trung Quốc.

Mọi chuyện thậm chí còn tồi tệ hơn nữa: bộ định tuyến của Tập đoàn Hệ thống Cisco, máy tính của Dell, và dây nối cho hãng xe hơi Ford đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ngay cả các máy chủ của Facebook, Alphabet và Amazon cũng có thể bị truy nguyên đến chuỗi cung ứng sâu của đất nước.

Nền thương mại rộng lớn

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trở thành một cương lĩnh quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, và chúng cũng là một phần trong các cuộc thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm Mạnh Vãn Chu bị giam giữ ở Vancouver.

Bất chấp những lời lẽ hùng hồn từ cả hai bên, cho đến nay, những cái đầu lạnh vẫn chiếm ưu thế: Người Mỹ vẫn nhận được điện thoại Iphone của họ và người Trung Quốc vẫn mua chip xử lý của Công ty bán dẫn Qualcomm Mỹ.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, ngày càng nhiều các bộ phận, linh kiện của nước ngoài được thay thế bởi các phiên bản trong nước. Điều tương tự có lẽ sẽ không xuất hiện với Mỹ, bên hy vọng sẽ thay thế các nhân công, nhà máy và chuỗi cung ứng của Trung Quốc thành của Mỹ.

Nền tảng trung gian cho các công ty cũng phải được thiết lập ở những nơi khác, bao gồm Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) và Mexico. Điều đó sẽ tốn nhiều thời gian, và trớ trêu thay, có thể khiến Mỹ phải chi một khoản tài trợ lớn để tăng tốc mọi thứ.

Khi các chính trị gia ở Mỹ tranh luận về việc chặn việc xuất khẩu một số sản phẩm sang Trung Quốc, họ cũng nên xem xét điều ngược lại. Cứ cho là Trung Quốc không thể hành động như vậy để chống lại các lợi ích của Mỹ mà không làm tổn hại chính mình.

Tại thời điểm tăng trưởng đang chậm và những cơn gió ngược toàn cầu gia tăng, họ có thể không đủ khả năng để đạt được thành công như vậy. Tuy nhiên, nếu Mỹ tiếp tục cứng rắn với Huawei - một nhà vô địch viễn thông quốc gia và là thành viên chủ chốt trong tham vọng công nghệ chiến lược của Trung Quốc - thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ “nã đạn” về phía Mỹ.

Mỹ có thể thành công khi giam giữ một công dân Trung Quốc. Song, Trung Quốc nắm trong tay hàng loạt tập đoàn công nghiệp của Mỹ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.