Cây trồng biến đổi gen: Hướng đi mới cho nông nghiệp

Các đơn vị đang khảo nghiệm và đánh giá độ an toàn của các giống cây trồng biến đổi gen trong điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
Công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi gen là “chìa khóa” đảm bảo an ninh lươngthực, đảm bảo cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững trước tác động của biến đổikhí hậu. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Namvẫn đang còn nhiều trăn trở.

Từ “chìa khóa” thế giới...


Tại hội thảo mới đây về công nghệ sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức, nhiều ý kiến chorằng, trước áp lực của sự gia tăng dân số; tác động của biến đổi khí hậu; nguồntài nguyên như đất, nước... ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu về lương thựcngày càng tăng đòi hỏi các quốc gia phải tìm kiếm các giải pháp về công nghệsinh học.

Giáo sư Paul Teng, chuyên gia công nghệ sinh học của Viện Giáo dục Quốc giaSingapore (NIE) cho biết 2012 là năm thứ 17 cây trồng biến đổi gen được trồngtrên quy mô lớn và diện tích trên 170 triệu ha, tăng gấp 100 lần so với năm 1996khi diện tích và quy mô chỉ ở 1,7 triệu ha. Hiện nay, trong tổng số 28 quốc giatrồng cây biến đổi gen thì 52% diện tích là ở các nước đang phát triển như ẤnĐộ, Trung Quốc, Paraguay, Pakistan, Myanmar... với tốc độ tăng trưởng diện tíchhàng năm khoảng 11%.

Việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen trong sản xuất cây lương thực không chỉ làcông cụ phát hiện và chẩn đoán sớm sâu bệnh để giảm thiệt hại mà còn giúp cảithiện, nâng cao năng suất thông qua việc tăng tính chịu nhiệt, chịu hạn, chịumặn cũng như giảm phụ thuộc vào nhiệt độ để kích thích quá trình ra hoa hoặc nảymầm và phát triển. Các giống cây trồng biến đổi gen còn chịu được khả năng gieotrồng trong những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết cũng như giải quyết nhữngnhu cầu về lương thực của nhân loại, giáo sư Paul Teng nhấn mạnh.

Tại hội thảo công nghệ sinh học, bà Claire Pierangelo, Phó Đại sứ, Đại sứ quánHoa Kỳ cho biết tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Australia… việc ứngdụng cây trồng biến đổi gen đã góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng,lợi nhuận cũng như cải thiện môi trường. Những cây trồng biến đổi gen thế hệ thứnhất đã làm giảm chi phí sản xuất và họ đang tạo ra những cây trồng chuyển genthế hệ thứ hai có đặc điểm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tính trạngthích hợp cho công nghiệp chế biến. Điển hình, Mỹ đã sử dụng 80% ngô và 70% đậutương chuyển gen để chế biến thức ăn cho gia súc...

Lợi ích cây trồng biến đổi gen mang lại khoảng 78 tỷ USD trong giai đoạn1996-2009 với tỷ lệ 50-50 cho các quốc gia phát triển và đang phát triển. Vìvậy, Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, khảo nghiệmứng dụng công nghệ sinh học, tiến tới thương mại hóa kết quả công nghệ sinh họctại thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế.

Từ những lợi ích thực tế, giáo sư Paul Teng cho rằng Việt Nam phụ thuộc lớn vàosản xuất nông nghiệp thì việc áp dụng công nghệ sinh học và đưa cây trồng biếnđổi gen vào canh tác sẽ là động lực chính để giải quyết vấn đề an ninh lươngthực. Việc sản xuất ngô, lúa và các loại thực phẩm khác với sản lượng lớn hơntrên cùng một diện tích, qua đó đảm bảo sản xuất bền vững cũng như có điều kiệnđể hỗ trợ sản xuất trong nước, thúc đẩy thương mại và quản lý nhu cầu lương thựccũng như khả năng chi trả của người dân.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ sinh học còn giúp giảm thiểu tác động củabiến đổi khí hậu, cụ thể sẽ giảm lượng khí thải CO2 thông qua việc giảm sử dụngthuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong canh tác. Tuy nhiên để đẩy nhanh tiến trìnhđưa cây trồng biến đổi gen vào canh tác, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác công tưtrong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực tư nhân phải chuyển đổi loại cây trồng, vậtnuôi cũng như chuyển đổi thời gian trồng, thu hoạch và sắp xếp lại cấu trúc nôngtrại, trang trại. Khu vực nhà nước phải chủ động chọn tạo giống cây trồng, vậtnuôi thích hợp và thay đổi nhận thức cộng đồng thông qua các chương trình khuyếnnông, bảo hiểm nông nghiệp… trên quy mô toàn quốc.

... đến thực tiễn Việt Nam

Về lộ trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen, ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởngCục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết từ năm 2011, Bộvà các thành viên Hội đồng An toàn sinh học quốc gia đã tiến hành khảo nghiệmhạn chế một số giống ngô kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ như BT11, TC 1507… vàkhảo nghiệm trên diện rộng, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng ngô biến đổi gen củaCông ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb Việt Nam tại Vĩnh Phúc. Từ khảo nghiệm này,Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận kết quả khảo nghiệm đối với5 giống ngô biến đổi gen là BT11, GA21, MON98034, NK603, TC1507 và đang trình BộTài nguyên Môi trường cấp phép an toàn sinh học.

Là đơn vị được giao đầu mối khảo nghiệm các giống cây trồng áp dụng công nghệsinh học, cây trồng biến đổi gen, ông Đặng Trọng Lương, Phó viện Trưởng Viện ditruyền nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Đảng, Nhànước và Chính phủ rất quan tâm đến lĩnh vực công nghệ sinh học, tạo điều kiệncho công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Côngnghệ sinh học của Việt Nam hiện nay đang áp dụng theo hướng phục vụ sản xuất,đời sống.

Trong lĩnh vực cây trồng, các chuyên gia đã nghiên cứu công nghệ biến đổi gen,chỉ thị phân tử để lựa chọn, lai tạo giống cây trồng, tìm ra các gen có ích phụcvụ chọn tạo giống theo định hướng có lợi như các cây trồng có tính kháng về sâubệnh, chịu lạnh, chịu mặn, chịu ngập để đối phó với những biến đổi khí hậu trongtương lai.

Riêng về hành lang pháp lý, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đãban hành hàng loạt nghị định, thông tư để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh họcnhư Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinhvật biến đổi gen, Thông tư 72/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/11/2009 ban hành danh mụcloại cây trồng biến đổi gen được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đadạng sinh học và môi trường...

Đặc biệt để đảm bảo an toàn sinh học tuyệt đối, ông Trần Xuân Định, Cục Trồngtrọt cho biết nếu vì lý do nào đó mà điều kiện phê chuẩn đồng ruộng bị vi phạmthì ngay lập tức việc khảo nghiệm phải chấm dứt. Các cây ngô sẽ được nhổ lên,chặt nhỏ và tiêu hủy triệt để với sự có mặt của hội đồng thẩm định và giám sátcủa các bên liên quan...

Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang xây dựng lộ trình tham mưuChính phủ đồng thời phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môitrường khảo nghiệm và đánh giá mức độ an toàn của các sản phẩm giống cây trồngbiến đổi gen như ngô, đậu tương... trong điều kiện sản xuất ở Việt Nam.

Hiện tại, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nghiên cứu phát triển và hệthống nhà lưới khảo nghiệm đánh giá rủi ro cây trồng biến đổi gen chưa đồng bộvà chưa được đầu tư đúng mức. Cục Trồng trọt cho biết sắp tới, việc đầu tư cũngnhư tiếp tục nghiên cứu cơ bản tạo cây trồng biến đổi gen sẽ được đẩy mạnh, tăngcường kiểm soát và đào tạo nguồn nhân lực.

Song song với đó công tác nghiên cứu giám định cây trồng, sản phẩm biến đổi genvà đánh giá an toàn sinh học ngoài đồng ruộng sẽ được quan tâm nhiều hơn, gópphần đẩy nhanh quá trình áp dụng cây trồng biến đổi gen trên diện rộng./.

Thu Hà (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.