CEO Total: Giá dầu thế giới có thể chạm tới mốc 100 USD/thùng

Ngày 17/5, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí khổng lồ của Pháp Total cho rằng thế giới hiện nay đang ở trong bối cảnh mà tình hình địa chính trị có sức chi phối đối với thị trường.
CEO Total: Giá dầu thế giới có thể chạm tới mốc 100 USD/thùng ảnh 1(Nguồn: Reuters)

Ngày 17/5, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí khổng lồ của Pháp Total Patrick Pouyanne cho rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu giá dầu thô chạm mốc 100 USD/thùng trong năm nay.

Phát biểu tại một sự kiện do một trung tâm chiến lược tại thủ đô Washington tổ chức, ông Patrick Pouyanne cho rằng thế giới hiện nay đang ở trong bối cảnh mà tình hình địa chính trị có sức chi phối đối với thị trường.

Trong ngày 17/5, giá dầu đã tăng lên mức 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014 do những lo ngại về khả năng xuất khẩu dầu của Iran sẽ suy giảm, khiến nguồn cung “vàng đen” ít đi.

Cụ thể, tại London giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn đứng tại mức 79,85 USD/thùng, tăng 57 xu Mỹ so với giá phiên ngày 16/5.

[Giá dầu Brent lần đầu phá ngưỡng 80 USD mỗi thùng kể từ 2014]

Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng lên mức 72,13 USD/thùng - cao nhất kể từ tháng 11/2014 đến nay.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay xuống 1,4 triệu thùng dầu/ngày, so với dự báo trước là 1,5 triệu thùng dầu/ngày.

Theo đó, IEA dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới trong năm nay sẽ vào khoảng 99,2 triệu thùng/ngày, mặc dù ngân hàng Goldman Sachs cho rằng con số trên có thể vượt mức 100 triệu thùng/ngày trong mùa Hè này.

Vào những tuần gần đây, giá dầu tăng liên tục trước những đồn đoán về khả năng lượng dầu xuất khẩu của Iran sẽ sụt giảm mạnh do nước này sẽ phải chịu những lệnh trừng phạt mới từ Washington, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran.

Trong khi đó, tập đoàn dầu khí Total của Pháp mới đây đã cảnh báo có thể từ bỏ dự án khí đốt trị giá hàng tỷ USD tại Iran nếu tập đoàn này không được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.