Chênh lệch giá mua và bán vàng SJC vượt 400.000 đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước phiên sáng 26/3 tiếp tục giữ vững mốc 47 triệu đồng mỗi lượng, song chênh lệch chiều mua và bán cũng duy trì ở mức rất cao.
Chênh lệch giá mua và bán vàng SJC vượt 400.000 đồng mỗi lượng ảnh 1Khách hàng giao dịch vàng miếng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Giá vàng trong nước phiên sáng nay (26/3) điều chỉnh không đồng nhất, song chênh lệch giá mua/giá bán được các doanh nghiệp giữ ở mức rất cao.

Theo đó, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long từ 44,98-45,63 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.

Tuy vậy, chênh lệch chiều mua và bán của thương hiệu này đang ở mức 650.000 đồng/lượng.

Còn tại Công ty Doji Hà Nội, giá vàng SJC niêm yết từ 46,70-47,10 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên trước. Chênh lệch chiều mua/bán tại doanh nghiệp này là 400.000 đồng/lượng.

Tương tự, tại Công ty Phú Quý, chênh lệch giá mua/bán vàng SJC là 500.000 đồng/lượng, trong khi Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn giữ mức chênh lệch giá mua/giá bán vàng SJC là 700.000 đồng/lượng.

[Tăng theo thế giới, giá vàng SJC lên 47,60 triệu đồng mỗi lượng]

Trên thế giới, giá vàng giao dịch quanh ngưỡng 1.602 USD/ounce, giảm hơn 14 USD/ounce so với chốt phiên trước.

Khi quy đổi theo tỷ giá USD trong nước, vàng thế giới xấp xỉ 45,75 triệu đồng mỗi lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 1,55 triệu đồng/lượng.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD áp dụng ngày 26/3 là 23.245 VND/USD, giảm 5 đồng/USD so với ngày 25/3.

Với biên độ tỷ giá +/-3%, Ngân hàng BIDV và Vietcombank cùng niêm yết từ 23.540-23.700 đồng/USD (mua vào/bán ra).

Tại ngân hàng Vietinbank, đồng USD giao dịch từ 23.515-23.675 đồng/USD. Trong khi tại Ngân hàng Eximbank, doanh nghiệp này niêm yết đồng USD từ 23.520-23.690 đồng/USD./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.