Chính phủ Armenia và Azerbaijan hướng tới một hiệp ước hòa bình

Kết quả tốt nhất trong cuộc gặp đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước diễn ra ngày 16/7 sẽ đạt được nếu Armenia thành lập nhóm công tác để chuẩn bị cho một hiệp ước hòa bình.
Chính phủ Armenia và Azerbaijan hướng tới một hiệp ước hòa bình ảnh 1Binh sỹ và xe quân sự của Azerbaijan di chuyển qua thị trấn Lachin, gần khu vực biên giới với Armenia ngày 1/12/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 15/7 thông báo Ngoại trưởng nước này và người đồng cấp Armenia sẽ gặp nhau tại thủ đô Tbilisi (Gruzia) trong ngày 16/7.

Theo ông, kết quả cuộc gặp có thể là việc Armenia thành lập nhóm công tác để chuẩn bị cho một hiệp ước hòa bình.

Theo Tổng thống Azerbaijan, các vấn đề cần thảo luận sẽ được đưa lên bàn đàm phán trong cuộc gặp đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước. Ông Aliyev cho rằng “kết quả tốt nhất” sẽ đạt được nếu Armenia thành lập nhóm công tác để chuẩn bị cho một hiệp ước hòa bình, đồng thời cho biết thêm Azerbaijan đã thành lập nhóm công tác của mình cho vấn đề này.

Ngày 22/5, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc gặp Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan dưới sự trung gian của Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) Charles Michel.

Trước đó, hai cuộc gặp tương tự cũng đã diễn ra tại Brussels vào các ngày 14/12/2021 và ngày 6/4 vừa qua.

[Armenia và Azerbaijan thành lập ủy ban phân định biên giới]

Tại cuộc họp ngày 6/4, lãnh đạo Azerbaijan và Armenia đã chỉ thị cho ngoại trưởng hai nước chuẩn bị các cuộc đàm phán về một hiệp ước hòa bình song phương.

Vào thời điểm đó, Baku đã chuyển giao cho Yerevan đề xuất 5 điểm để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, trong đó bao gồm công nhận lẫn nhau về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không xâm phạm biên giới và độc lập chính trị của nhau; cùng xác nhận về việc không có yêu sách lãnh thổ chống lại nhau và có nghĩa vụ không đưa ra yêu sách tương tự trong tương lai, từ bỏ đe dọa sử dụng vũ lực.

Các đề xuất cũng bao gồm việc phân chia và phân định biên giới, thiết lập quan hệ ngoại giao, mở cửa giao thông vận tải và thiết lập hợp tác trong các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm. Armenia tuyên bố sẵn sàng cho việc bắt đầu đàm phán hòa bình ngay lập tức./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.