Chính phủ Đức nhất trí gói giảm thuế doanh nghiệp đến 32 tỷ euro

Chương trình kích thích mới của Đức sẽ khuyến khích các công ty thực hiện các dự án đầu tư thân thiện mới môi trường, đưa ra các quy định có lợi hơn cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp..
Chính phủ Đức nhất trí gói giảm thuế doanh nghiệp đến 32 tỷ euro ảnh 1Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Herten (Đức). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chính phủ Đức ngày 29/8 đã đạt được đồng thuận về một chương trình cắt giảm thuế lớn trị giá đến 32 tỷ euro (34,63 tỷ USD) cho doanh nghiệp trong bốn năm, nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy yếu của nước này.

Theo một bản thảo mà hãng tin Reuter tiếp cận được, trong năm đầu tiên, gói kích thích này sẽ khiến doanh thu thuế của chính phủ liên bang giảm 2,6 tỷ euro. Con số này của các bang là 2,5 tỷ euro và của các khu tự trị là 1,8 tỷ euro.

Kế hoạch kích thích kinh tế này nhận được sự ủng hộ của Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner, nhưng sau đó lại vấp phải sự phản đối từ Bộ trưởng Các vấn đề Gia đình Lisa Paus khi quan chức này muốn một khoản hỗ trợ trẻ em trị giá 12 tỷ euro.

Tuy nhiên, các bên đã đạt được đồng thuận vào ngày 29/8 khi nhất trí giảm chương trình Bảo hiểm cơ bản cho trẻ em xuống hơn 2 tỷ euro.

[Kinh tế Đức có nguy cơ đối mặt với một đợt suy thoái khác]

Ông Lindner đã bác bỏ những lời kêu gọi tăng chi tiêu chính phủ để giúp kích thích tăng trường kinh tế. Ông cho rằng chi tiêu chính phủ sẽ thúc đẩy lạm phát, thay vào đó, giảm thuế doanh nghiệp sẽ có tác động lớn hơn.

Chương trình kích thích mới này sẽ khuyến khích các công ty thực hiện các dự án đầu tư thân thiện mới môi trường, cung cấp các ưu đãi về thuế cho hoạt động nghiên cứu và đưa ra các quy định có lợi hơn cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Gói kích thích này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Đức đã đình trệ trong quý 2 và không có dấu hiệu phục hồi từ đợt suy thoái trước đó trong năm nay./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.