Chính phủ Hàn Quốc quyết tâm thực hiện nền kinh tế chia sẻ

Phó Thủ tướng Kim Dong-yeon thừa nhận việc sửa đổi quy định, gồm nền kinh tế chia sẻ, có thể làm lung lay nền tảng hệ thống khen thưởng nhưng nếu không thực hiện kinh tế Hàn Quốc không thể tiến lên.
Chính phủ Hàn Quốc quyết tâm thực hiện nền kinh tế chia sẻ ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: koreaexpose.com)

Tại buổi điều trần của Ủy ban Kế hoạch và Tài chính thuộc Quốc hội, ngày 25/10, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc Kim Dong-yeon khẳng định quyết tâm của Seoul trong việc thực thi các dịch vụ giao thông mới, trong đó có ứng dụng đi chung xe của hãng Kakao.

Phó Thủ tướng Kim Dong-yeon thừa nhận việc sửa đổi quy định, bao gồm nền kinh tế chia sẻ, là điều không hề dễ dàng, bởi nó có thể làm lung lay nền tảng hệ thống khen thưởng trong xã hội và những quyền lợi đặc thù hiện hành. Tuy nhiên, nếu không thực hiện thì nền kinh tế Hàn Quốc sẽ không thể tiến lên phía trước.

Ông Kim nhấn mạnh nền kinh tế chia sẻ đang đạt được sự phát triển to lớn. Do vậy, đây nhất định là con đường mà Hàn Quốc phải tiến tới và cần tạo ra một bước đột phá toàn diện.

[Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm trong quý 3 năm 2018]

Trong đối sách việc làm công bố cùng ngày, Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định thúc đẩy dịch vụ giao thông mới, nâng cao sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải hiện nay. Ngoài ra, chính phủ quyết định sửa đổi các quy định liên quan để mở rộng phạm vi cho phép chia sẻ nơi nghỉ, đảm bảo an toàn cho khách nghỉ.

Dự kiến, trong năm nay, Chính phủ Hàn Quốc sẽ lập và công bố phương án mở rộng nền tảng cơ chế và hỗ trợ, nhằm thúc đẩy kinh tế chia sẻ trong các lĩnh vực chính như không gian dịch vụ (nơi ăn, nghỉ) hay tiềm lực cá nhân.

"Kinh tế chia sẻ" là sự chuyển đổi từ khái niệm "sở hữu" sang "chia sẻ" hàng hóa, dịch vụ, mang ý nghĩa là một nền kinh tế đặt trọng tâm vào tiêu dùng cộng tác, tức nhiều người cùng chia sẻ và sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ. Đây là một khái niệm kinh tế mới được giáo sư Lawrence Lessig thuộc Đại học Havard (Mỹ) đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.