Chùa São - Ngôi chùa cổ độc đáo, linh thiêng nằm trong hang núi đá
Tương truyền, động chùa São được phát hiện từ thời Hùng Vương thứ 6. Trong một chuyến kinh lý, nhà vua thấy thế núi "long chầu hổ phục," có hang động đẹp nên đã đem di hài Thái mẫu lên hung cát ở đây.
Việt Dũng
Lối vào chùa Hang São ở thôn làng São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Tương truyền, động chùa này được phát hiện từ thời Hùng Vương thứ 6, trong một chuyến kinh lý, nhà vua thấy thế núi "long chầu hổ phục", có hang động đẹp nên sau đó đã đem di hài Thái mẫu lên hung cát ở đây. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Sư cô Thích nữ Diệu Hiếu giới thiệu về chùa Hang São. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Chùa São có ba động: Động chùa Hạ (Đền Hạ), động Chùa Trung (Đền Trung) và động chùa Thượng (Đền Thượng). Đây là ngôi chùa nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Cảnh vật bên trong động Đền Trung chùa Hang São. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Chiếc chuông bằng đá lớn ở động Đền Trung chùa Hang São, khi gõ vào âm vang như trống đồng. (Ảnh: Việt Dũng/TTXVN)
Ngôi chùa lớn nhất nhất Việt Nam ngày nay được xây dựng trên nền Tam Chúc cổ tự có niên đại hơn 1.000 năm ở Hà Nam Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi.
Bốn nhóm Bảo vật Quốc gia tại chùa Bút Tháp gồm tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay; ba pho tượng Tam Thế; Tòa Cửu phẩm liên hoa; hương án đều được tạo tác từ thế kỷ XVII trên chất liệu gỗ.
Trùng Sơn Tự ban đầu chỉ là một am thờ Phật giản dị ở trên núi Đá Chồng, Ninh Thuận. Sau năm 1975, am được các đời sư trụ trì tu sửa và xây dựng, trở thành một cụm kiến trúc độc đáo ngày nay.
Chùa Hang nằm ở làng Úc, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nên được gọi là chùa Hang Úc, là ngôi chùa có vị trí cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, sơn thủy hữu tình.
Chùa Hang Úc là một ngôi chùa cổ nằm trong hang đá ở lưng chừng núi Thâm Then ở Yên Bái, những phế tích, di vật quý hiếm của ngôi chùa cổ mang đậm yếu tố Chămpa thời triều đại nhà Trần thế kỷ 13-14.
Chùa Tre còn được gọi là Phúc Diễn tự ở thôn Đại Nghiệp (xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) được xây dựng trước năm 1328, trải qua nhiều năm chưa được trùng tu, tôn tạo nay đã xuống cấp trầm trọng.