Tiệc thanh âm, hương sắc

Chung kết Sao Mai 2011: Tiệc thanh âm, hương sắc

Sao Mai 2011 vừa khép lại, uy tín của giải Sao Mai thêm được củng cố. Nào thanh âm, nào hương sắc đã góp nên một đại tiệc âm nhạc.
Sau ba đêm chung kết của ba dòng nhạc gồm thính phòng, dân gian, nhạc nhẹ, Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc, giải Sao Mai 2011 vừa chính thức khép lại với đêm chung kết (4/9) tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên-Huế. Khởi động vào tháng Năm và sau 4 tháng, Sao Mai 2011 cũng đi đến đêm cuối cùng - đêm chung kết xếp hạng toàn quốc. Hành trình đi tìm những tài năng âm nhạc mới vừa qua những giờ phút quyết định nhất. Ba cái tên xuất sắc nhất đã được xướng lên sau đêm chung kết Giải Sao Mai 2011. Với mỗi khán giả, thứ hạng có thể chưa thật như ý nhưng mọi khán giả cùng đã có một đại tiệc âm nhạc đa phong cách. Tiếc không có thí sinh miền Nam Tham gia giành những ngôi vị cao nhất của cuộc thi có 9 thí sinh: Đào Tố Loan, Vũ Thắng Lợi, Nguyễn Khánh Ly (dòng nhạc thính phòng), Lương Nguyệt Anh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Thị Bích Hồng (dòng nhạc dân gian), Lê Việt Anh, Nguyễn Huy Quyết, Đoàn Thúy Trang (dòng nhạc nhẹ). Trong đêm cuối mùa Sao Mai, mỗi thí sinh đã trình bày hai ca khúc. Trong đó Ban tổ chức yêu cầu một ca khúc bắt buộc và thí sinh tự chọn một tác phẩm. Các tác phẩm được các thí sinh lựa chọn thể hiện đều là những bài hát đòi hỏi kỹ thuật cao về mặt thanh nhạc và cách xử lý tinh tế mới chuyển tải cảm xúc tròn đầy đến người nghe: "Chiều phủ Tây Hồ" của Phú Quang, "Giấc mơ mùa lá" của Trần Mạnh Hùng, "Có một dòng suối trong lành" của An Thuyên… Ba đêm chung kết của ba dòng nhạc đã mang lại cho người dân xứ Huế nói riêng và khán giả yêu nhạc cả nước nói chung những trải nghiệm thú vị. Vút cao, bay bổng với những thanh âm điêu luyện trong phong cách thính phòng; nhẹ nhàng, sâu lắng trong giai điệu dân gian; sôi động, trữ tình trong dòng cảm xúc của nhạc nhẹ. Các thí sinh đến từ tỉnh thành phía Bắc chiếm ưu thế về số lượng với 7/9 người, trong đó có 4 thí sinh từ Hà Nội (có mặt ở cả 3 thể loại), 2 thí sinh ở Bắc Giang và 1 thí sinh ở Hải Phòng. Còn lại là 2 đại diện của Miền Trung đến từ Quảng Ngãi, Nghệ An. Có điều đáng tiếc là không có thí sinh nào đại diện miền Nam trong đêm chung kết. “Cô gái vót chông” đã thắng
Ở dòng nhạc thính phòng, Khánh Ly (Bắc Giang) có giọng hát chưa ngang bằng hai thí sinh còn lại nên cô hát như biểu diễn từ “Hoa tím cung đường” đến “Lời ru cho anh,” vì vậy, trong đêm chung kết chỉ có Thắng Lợi và Tố Loan thực sự thi đấu. Theo các chuyên gia nhận định: “Tố Loan đi theo cách hát thính phòng truyền thống, tức là thiên về kỹ thuật, chọn các bài hát đặc trưng của thể loại này. Giọng Tố Loan khỏe, sáng." Sau khi thể hiện "Có một dòng suối trong lành"  và “Cô gái vót chông,” cô ca sĩ trẻ người Hà Nội, Đào Tố Loan, đã vững vàng đăng quang ngôi vị thứ nhất của dòng nhạc thính phòng. Anh Hưng, một khán giả mê Sao Mai cho rằng: “Thắng Lợi hát thiên nhiều về cảm xúc khá dễ đi vào lòng người nhưng để đạt đến độ chắc chắn điêu luyện như Tố Loan kiểu 'trăm trận trăm thắng' thì chắc chưa khẳng định được."   Trong ba thí sinh nhạc dân gian, vượt qua Nguyễn Thị Phương Thanh (Nghệ An) và Nguyễn Thị Bích Hồng (Hà Nội), Lương Nguyệt Anh (Bắc Giang) hát đầy tự tin, mượt mà. Hai ca khúc “Lời ru” và “Làng quan họ quê tôi” ngọt ngào, đắm say. Khi Ban tổ chức để câu hát từ bài "Cô gái vót chông" khá ấn tượng vang lên, khán giả đã đồng loạt vỗ tay vì kết quả xứng với đánh giá của họ. Trong lễ trao giải, khán giả đã thấy Nguyệt Anh đã quá xúc động, cô không cầm được nước mắt. Nhiều khán giả cùng thống nhất rằng: “Lương Nguyệt Anh làm tăng chất lượng của một mùa Sao Mai. Tuy là ca sĩ dân gian nhưng Nguyệt Anh làm cho mỗi bài ca luôn có nét rất mới.” Tiếc cho Lê Việt Anh! Được ví như phim nhựa trong liên hoan phim, như bài hát rock trong đêm ca nhạc đa thể loại, trong nhiều cuộc thi Sao Mai, dòng nhạc nhạc nhẹ luôn gây hứng thú của khán giả. Năm nay, ba gương mặt lọt vào chung kết, Việt Anh, Huy Quyết, Thúy Trang đều sở hữu giọng hát tương đẹp, tuy nhiên,Việt Anh đang có chút lợi thế hơn khi thể hiện được cá tính âm nhạc. Đoàn Thị Thúy Trang (Hà Nội) đến với đêm chung kết bằng “Mùa đông không lạnh” và một ca khúc đang được giới trẻ ưa chuộng “Nếu như anh đến.” Dường như việc lọt vào top 3 dòng nhạc nhẹ vượt quá sự mong đợi của cô nên ở đêm thi tới với tâm lý thoải mái cô sẽ thể hiện hết khả năng của mình. Thúy Trang đã đoạt được ngôi vị cao nhất một cách ngoạn mục. Lê Việt Anh (Hà Nội) thể hiện ca khúc bắt buộc “Anh yêu em” như được tự chọn vì bài hát vẫn được xử lý đầy cá tính, cháy bỏng, sáng tạo và tinh tế có dư âm. Bài hát anh chọn có tên “Vậy thôi” có lửa, có tình, nhiều day dứt. Là người hát sau cùng và bài ca thứ 18 song không hề “vậy thôi.” Chị Hoa, một khán giả ở Hà Nội nhận xét: “Có lẽ lần này Việt Anh đã chọn bài chưa thật chuẩn. Chưa phù hợp với một đêm thi. Thực ra, cậu ấy có thể thành công hơn thế. Việt Anh xứng với vị trí số một.” Huy Quyết vừa có giọng hát đẹp, vừa có lợi thế hình thức với gương mặt sáng cho nên dù chỉ xếp thứ ba thì một giọng ca như Huy Quyết vẫn đang rất cần cho làng showbiz Việt. Theo NSND Thu Hiền: "Các em tham gia giải Sao Mai 2011 có năng lực khá đồng đều, việc chọn ra người chiến thắng là việc của một cuộc thi. Còn thực ra, tôi cũng như quý vị khán giả đều thấy thì các em được đào tạo rất bài bản và từ đó cho chúng ta thêm nhiều hy vọng./.
Trong giải Sao Mai năm nay, nhằm tạo sự tương tác với khán giả, ban tổ chức đưa thêm quy chế cộng 1 điểm cho thí sinh có số lượt bình chọn cao nhất ở các vòng thi chung kết khu vực và chung kết toàn quốc.

Chính sự thay đổi đó đã giúp Khánh Ly, Bích Hồng - hai thí sinh được cho rằng hát chưa thực sự xuất sắc, không có sự bứt phá ung dung bước vào đêm chung kết xếp hạng. Tuy nhiên, việc cộng điểm cho thí sinh có số bình chọn cao nhất từ khán giả sẽ không được thực hiện trong đêm chung kết xếp hạng.


Trong đêm chung kết xếp hạng thay vì trao giải nhất và đồng giải nhì cho các giọng ca từng dòng nhạc như các năm trước, ban giám khảo sẽ chấm điểm từng thí sinh, sau đó sẽ chọn ra 3 giải nhất, nhì, ba cho cả 3 phong cách âm nhạc.

NSƯT Huyền Thanh lý giải việc phân định thứ bậc các giải thưởng nhằm tạo sự công bằng cho các thí sinh vừa tạo khoảng cách khác biệt giữa các giải thưởng. Không những thế còn làm động lực để các thí sinh nỗ lực để giành thứ hạng cao đồng thời còn góp phần tăng thêm kịch tính của đêm thi tới.

Nguyễn Anh (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Những năm tháng chiến tranh trước, sau ngày Giải phóng Thủ đô để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có âm nhạc; nhiều tác phẩm trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.