Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên sáng 8/11

Chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 21 điểm, xuống 29.590,57 điểm. Sắc đỏ cũng được ghi nhận tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc), với chỉ số Hang Seng để mất 126,97 điểm.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên sáng 8/11 ảnh 1Chỉ số Hang Seng mất điểm. (Nguồn: AP)

Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên sáng 8/11, khi thị trường được hỗ trợ bởi báo cáo việc làm khả quan của Mỹ trong tháng 10, nhưng sẽ đối mặt với một phép thử khác trong tuần này liên quan đến số liệu lạm phát.

Chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 21 điểm, hay 0,07%, xuống 29.590,57 điểm. "Sắc đỏ" cũng được ghi nhận tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc), với chỉ số Hang Seng để mất 126,97 điểm, hay 0,51%, lên 24.743,54. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite tăng nhẹ 0,4 điểm lên 3.491,97 điểm.

Việc Quốc hội Mỹ thông qua gói đầu tư cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD bị trì hoãn lâu nay đã thúc đẩy tâm lý của giới đầu tư, dù gói chi xã hội trị giá 1.650 tỷ USD vẫn chưa được phê duyệt.

[Chứng khoán châu Á giảm do nhà đầu tư chờ số liệu việc làm từ Mỹ]

Số liệu mới được công bố hồi cuối tuần qua cũng cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng vượt dự đoán trong tháng Mười, giúp nước này ghi nhận thặng dư thương mại cao kỷ lục, mặc dù sự sụt giảm về nhập khẩu một lần nữa cho thấy nhu cầu trong nước đang tăng chậm lại.

Thị trường đang hướng sự chú ý đến số liệu lạm phát của Mỹ dự kiến sẽ được công bố vào ngày 10/11.

Sự thắt chặt trên thị trường lao động cùng với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể dẫn đến số liệu lạm phát cao, và qua đó có thể thay đổi kế hoạch nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Tại Việt Nam, sau phiên sáng nay, chỉ số VN-Index tăng 6,86 điểm, hay 0,47%, lên 1.463,37 điểm, còn chỉ số HNX-Index ghi thêm 3,49 điểm, hay 0,82%, lên 431,13 điểm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.