Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Ai Cập hạ cánh sân bay Israel

Ai Cập là quốc gia Arab đầu tiên thiết lập quan hệ với Israel trong một hiệp ước hòa bình được ký năm 1979 và các chuyến bay trực tiếp giữa hai quốc gia được thực hiện trong khuôn khổ hiệp ước này.
Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Ai Cập hạ cánh sân bay Israel ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AP)

Cơ quan quản lý sân bay Israel (IAA) cho biết, ngày 3/10, một chiếc máy bay mang biểu tượng của hãng hàng không quốc gia Ai Cập đã hạ cánh xuống sân bay Israel. IAA coi đây là một chuyến bay "lịch sử."

Ai Cập là quốc gia Arab đầu tiên thiết lập quan hệ với Israel trong một hiệp ước hòa bình được ký năm 1979 và các chuyến bay trực tiếp giữa hai quốc gia được thực hiện trong khuôn khổ hiệp ước này. Tuy nhiên, trước đây các chuyến bay từ Ai Cập tới Israel do công ty con Air Sinai của hãng hàng không quốc gia Ai Cập vận hành. Công ty Air Sinai được thành lập riêng cho tuyến bay này.

Theo người phát ngôn của sân bay Israel, ông Ofer Lefler, kể từ nay mỗi tuần sẽ có 4 chuyến bay của hãng hàng không Ai Cập tới Israel.

Động thái trên diễn ra sau chuyến thăm Ai Cập của Thủ tướng Israel Naftali Bennett hôm 13/9 vừa qua. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Israel tới Ai Cập sau 10 năm.

[Các chuyến bay đến Tel Aviv chuyển hướng để tránh rocket từ Dải Gaza]

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Israel đã hội đàm với Tổng thống Ai Cập Fattah al-Sisi, thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc và tăng cường hợp tác, trong đó chú trọng việc mở rộng quy mô trao đổi thương mại song phương, cũng như một loạt vấn đề khu vực và quốc tế.

Kể từ khi Ai Cập trở thành quốc gia Arab đầu tiên bình thường hóa quan hệ với Israel, đến này đã có thêm 4 quốc gia Arab bình thường hóa quan hệ với nước này, trong đó Jordan bình thường hóa quan hệ năm 1994, tiếp theo lần lượt là UAE, Bahrain, Sudan và Maroc kể từ mùa Hè năm 2020./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.