Chuyên gia: Kinh tế Anh giảm mạnh nếu duy trì các biện pháp hạn chế

Viện kinh tế và nghiên cứu xã hội quốc gia của Anh (NIESR) dự báo kinh tế nước này suy giảm 7,2% trong năm nay nếu các biện pháp hạn chế tiếp tục được thực thi cho đến giữa tháng 5.
Chuyên gia: Kinh tế Anh giảm mạnh nếu duy trì các biện pháp hạn chế ảnh 1Các cửa hàng tại London, Anh, đóng cửa ngày 13/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Viện kinh tế và nghiên cứu xã hội quốc gia của Anh (NIESR) dự báo kinh tế nước này suy giảm 7,2% trong năm nay nếu các biện pháp hạn chế tiếp tục được thực thi cho đến giữa tháng 5.

Trong báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế Anh công bố ngày 28/4, Phó Giám đốc NIESR, Garry Young nhận định kinh tế Anh đang ở giai đoạn khó đoán định và phụ thuộc lớn vào khoảng thời gian nước này thực hiện các biện pháp hạn chế và tính hiệu quả từ các chính sách kinh tế của Chính phủ Anh.

NIESR dự báo tăng trưởng GDP của Anh sẽ giảm khoảng 5% trong quý I và sẽ giảm 15% trong quý II/2020

Trong trường hợp Chính phủ Anh nới lỏng các quy định yêu cầu người dân ở nhà, NIRSR cho rằng đến quý IV/2021, kinh tế Anh sẽ bắt đầu phục hồi và có thể đạt mức bằng quý IV/2019. NIEST cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của quốc gia châu Âu này sẽ quay trở lại đạt mức 6,8% trong năm tới.

[Anh: Lệnh phong tỏa khiến lượng người dân ra ngoài mua sắm giảm 83%]

Ông Young chỉ ra rằng để đảm bảo những dự báo trở thành hiện thực, vấn đề cấp hiện nay mạng lưới của các mối hệ cấu thành nên nền kinh tế phải được khôi phục sau thời gian quy định hạn chế được thực thi mà không có bất cứ tổn hại lâu dài đáng kể nào.

Theo ông Young, cho đến nay các dấu hiệu đang kết sức lạc quan, tuy nhiên, phần lớn các thách thức sẽ phát sinh khi Anh chuẩn bị chấm dứt hoặc nới lỏng các biển pháp hạn chế và tại thời điểm chính phủ chấm dứt các gói hỗ trợ doanh nghiệp.Trong những trường hợp đó, ông khuyến nghị Chính phủ Anh cần điều chỉnh kế hoạch để giúp các doanh nghiệp tồn tại trong một nền kinh tế phục hồi một phần.

Hồi tháng 3/2020, Chính phủ Anh đã công một số biện pháp hỗ trợ, trong đó có cam kết cung cấp khoản vay trị giá 330 tỷ bảng Anh (410 tỷ USD) cho các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.