Chuyên gia kinh tế nhận định lạm phát ở Đức có thể đã đạt đỉnh

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, cố vấn kinh tế của Chính phủ Đức Monika Schnitzer nhận định: “Nếu không có gì bất thường xảy ra, lạm phát Đức có thể thực sự đã đạt đỉnh."
Chuyên gia kinh tế nhận định lạm phát ở Đức có thể đã đạt đỉnh ảnh 1Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Frankfurt, Đức ngày 1/8/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Lạm phát ở Đức đã có thể đã đạt đỉnh khi giá năng lượng toàn cầu giảm.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, cố vấn kinh tế của Chính phủ Đức Monika Schnitzer nhận định: “Nếu không có gì bất thường xảy ra, lạm phát Đức có thể thực sự đã đạt đỉnh."

Bà Monika cho biết lạm phát của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 12/2022 nhờ giá năng lượng giảm và các biện pháp hỗ trợ hóa đơn năng lượng của chính phủ đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, với dự báo lạm phát trong năm 2022 tăng 9,6%.

[Lạm phát của Đức giảm xuống mức một con số trong tháng 12/2022]

Trước đó, lạm phát của Đức đã giảm xuống 8,6% trong tháng 12/2022. Mặc dù vẫn ở mức cao, nhưng lạm phát trong tháng cuối năm đánh dấu sự cải thiện đáng kể so với mức 10% trong tháng 11/2022 và 10,4% trong tháng 10/2022, thời điểm lạm phát được ghi nhận cao kỷ lục trong vòng 70 năm.

Với dự báo giá khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục giảm trong năm nay, bà Schnitzer cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chưa cần đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 0,5% tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 2/2 tới.

Hơn nữa, trong điều kiện mùa Đông ôn hòa, nền kinh tế triển vọng đã sáng sủa hơn một chút và các chuyên gia kinh tế đã dự báo “khá đúng” khi đưa ra dự báo hồi tháng 11 vừa qua, tăng trưởng của Đức có thể đạt  1,7% trong năm 2022, thậm chí có thể còn cao hơn chút ít.

Theo kế hoạch, Văn phòng thống kê liên bang Đức (Destatis) sẽ công bố tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2022 vào ngày 12/1. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo GDP của Đức có thể tăng 1,8% trong năm 2022./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.