Chuyên gia: Việt Nam là “điểm sáng” kinh tế trong khu vực

Giới chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam đang ngày càng trở thành một "thỏi nam châm" trong khu vực về thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.
Chuyên gia: Việt Nam là “điểm sáng” kinh tế trong khu vực ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo AFP và đài Tiếng nói Hoa Kỳ, giới chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam đang ngày càng trở thành một "thỏi nam châm" trong khu vực về thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.

Các nhà phân tích đã ca ngợi, xem Việt Nam là một "điểm sáng" trong khu vực, so sánh với Thái Lan, từng là một "ngôi sao" ở Đông Nam Á, nhưng kinh tế hiện đang "chệch choạc" dưới thời chính quyền quân sự.

Chuyên gia Frederic Neumann, đồng đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á thuộc HSBC Holdings Plc ở Hong Kong, đánh giá: "Việt Nam là một điểm sáng hiện nay. Các công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế nguồn lao động cạnh tranh cao và chi phí thấp. Triển vọng là tươi sáng và nước này là một trong những nền kinh tế xuất sắc ở châu Á."

Ngày 28/12, Việt Nam đã công bố số liệu về tăng trưởng kinh tế, cho biết tăng trưởng kinh tế chưa có sự bứt phá, song vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao và ổn định là một thành công trong quản lý điều hành của Chính phủ Việt Nam.

Các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng GDP năm 2016 ước tăng 6,21% trong năm 2016. Con số này được đánh giá có phần sụt giảm so với năm ngoái, nhưng vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong bối cảnh thương mại toàn cầu đi xuống và những khó khăn do thiên tai gây ra.

Một phân tích được Ngân hàng Thế giới công bố trước đó trong tháng này cho biết nhu cầu nội địa mạnh và sản xuất theo hướng xuất khẩu đã tạo ra triển vọng tươi sáng trên cho kinh tế của Việt Nam.

Trong năm 2015, kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2007. Mức tăng chậm lại trong năm nay là sự giảm tốc đầu tiên kể từ năm 2012. Xếp hạng về tỷ lệ tăng trưởng trong khu vực, năm 2016, Việt Nam có tốc độ chậm hơn Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.