"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ

Các nghệ sỹ và nhạc công ngồi chiếu cói, đàn và hát cổ nhạc hoàn toàn mộc mà không có loa và tăng âm và những thanh âm mộc mạc ấy đã khiến khán giả, đặc biệt là du khách nước ngoài, mê đắm.

Vào tối thứ Sáu của tuần thứ 2 hàng tháng, tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ (50 Đào Duy Từ) lại diễn ra chương trình “Chuyện nhạc Phố cổ,” chuỗi chương trình ca nhạc giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước nền âm nhạc xưa và nay của đất kinh kỳ Thăng Long-Hà Nội.

Xuất phát từ ý tưởng bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật, nghệ sỹ Vũ Nhật Tân và các nghệ sỹ của nhóm nghệ thuật Đông Kinh cổ nhạc cùng Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ phối hợp tổ chức chương trình.

Những bộ môn nghệ thuật như hát chèo, hát Xẩm, hát Ca trù… được thể hiện giản dị và mộc mạc như truyền thống trong chương trình. Các nghệ sỹ, nhạc công ngồi chiếu cói, đàn và hát mộc mà không có các thiết bị hỗ trợ âm thanh như loa, tăng âm. Chính sự mộc mạc ấy đem âm nhạc cổ truyền đến gần hơn với khán giả.

"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 1Chương trình “Chuyện nhạc Phố cổ” được diễn ra trong không gian ấm cúng của Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ tại địa chỉ số 50 Đào Duy Từ
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 2Các nghệ sỹ trong chương trình thuộc nhóm Đông Kinh cổ nhạc với các tiết mục ca trù, hát tuồng, chèo, hát văn…
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 3Nghệ sỹ ưu tú Mạnh Phóng hóa thân vào nhân vật hề chèo trong đêm diễn
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 4Nghệ sỹ ưu tú Thúy Ngần hóa thân vào nhân vật Xúy Vân trong trích đoạn “Xúy Vân giả dại” của tích chèo cổ Kim Nham
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 5Các nghệ sỹ của nhóm Đông Kinh cổ nhạc đưa người nghe đến các cung bậc cảm xúc trong âm nhạc cổ
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 6Hát ca trù có nguồn gốc từ nhã nhạc cung đình nhà Lý (thế kỷ 11-13). Nhưng số bài bản cổ nhất lưu lại đến ngày nay chỉ còn từ thời hậu Lê (thế kỷ 18) được các nghệ sỹ tái hiện trong đêm diễn
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 7Các liền chị trong một điệu hát chèo
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 8Nghệ sỹ nhân dân Minh Gái hóa thân trong trích đọan Tuồng “Nguyệt Cô hóa cáo”
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 9Điệu múa quạt trên nền nhạc hát Chầu văn làm mê đắm người thưởng thức
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 10Nghệ sỹ ưu tú Vũ Ngọc biểu diễn trống chèo
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 11Sân khấu và khán phòng được bài trí đơn giản bằng những chiếc chiếu tạo nên sự gần gũi và ấm cúng giữa khán giả và nghệ sỹ
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 12Khán giả dành những tràng pháo tay không ngớt cho các nghệ sỹ biểu diễn
"Chuyện nhạc Phố cổ" - thưởng thức tinh hoa âm nhạc đất Kinh kỳ ảnh 13Du khách thích thú tìm hiểu về các đạo cụ của nghệ thuật chèo

Chương trình được thể hiện bởi nhóm nghệ thuật Đông Kinh cổ nhạc với những nghệ sỹ hàng đầu của âm nhạc cổ truyền hiện nay như nghệ sỹ nhân dân Xuân Hoạch, (đàn đáy, đàn nguyệt, đàn hồ), nghệ sỹ nhân dân Thanh Hoài (hát chèo), nghệ sỹ ưu tú Thanh Bình (hát chèo, ca trù), nghệ sỹ ưu tú Vũ Ngọc ( bộ gõ)...

Trong các chương trình của “Chuyện nhạc Phố cổ,” người thưởng thức sẽ được nghe giới thiệu về lịch sử và sự phát triển của các loại hình âm nhạc truyền thống trước mỗi tiết mục biểu diễn.

Nghệ sỹ Vũ Nhật Tân cho biết: “Thông qua chương trình, chúng tôi muốn gìn giữ và phát huy âm nhạc cổ truyền, đó là mục đích lớn nhất để xây dựng chương trình “Chuyện nhạc Phố cổ”./.

(Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Dấu ấn Ngày giải phóng Thủ đô trong kho tàng âm nhạc

Những năm tháng chiến tranh trước, sau ngày Giải phóng Thủ đô để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có âm nhạc; nhiều tác phẩm trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.