Chuyện về người nông dân xây Phòng lưu niệm Bác Hồ, viết sử ca về Đảng
Khi Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao hoàn thành, không chỉ người dân thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, mà nhiều người trong huyện Chương Mỹ và những ai biết đến điểm đến này đều ủng hộ ông.
Mộc mạc, chất phác và một tình cảm vô bờ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là những gì ông Trần Văn Cao, thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) để lại ấn tượng cho bất cứ ai khi tiếp xúc với ông.
Hơn 30 năm vừa làm ruộng, vừa làm thơ, viết văn và dày công sưu tập ảnh Bác Hồ, đến nay, khi đã ở tuổi bát tuần, lão nông Trần Văn Cao đã hoàn thành tâm nguyện của mình: Xây dựng được Phòng lưu niệm Bác Hồ, viết xong sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam.
Một ngày đầu tháng 5, dù thời tiết nóng nực nhưng tại căn nhà ông Trần Văn Cao vẫn rôm rả tiếng nói cười của những người cao tuổi trong làng. Họ đến để tham quan, tìm hiểu về những câu chuyện liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ qua những bức ảnh được ông Trần Văn Cao trang trọng trưng bày ở Phòng lưu niệm và qua những câu chuyện kể của ông.
Tại đây có hơn 300 bức ảnh, trong đó có nhiều bức ảnh quý, được sưu tầm theo các mốc thời gian Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, những năm Người bôn ba ở nước ngoài, hay lúc trở về lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Ở xã Đại Yên, việc ông Cao tự xây Phòng lưu niệm Bác Hồ hay viết sử ca về Đảng, Bác Hồ, Cách mạng Việt Nam làm nức lòng người dân thôn quê.
Họ không nghĩ rằng, một nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, mải mê với đồng ruộng lại có thời gian sưu tầm được khối lượng lớn ảnh về Bác, sáng tác một tập sử ca với 1.456 câu thơ, gần 100 trang viết về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam.
Thế nên, từ đầu năm 2020, khi Phòng lưu niệm Bác Hồ được hoàn thành, nhà riêng của ông Cao luôn tấp nập người dân trong làng, các đoàn thể trong xã và trong cả huyện Chương Mỹ về tham quan.
Phòng lưu niệm Bác Hồ của gia đình ông Trần Văn Cao trở thành niềm tự hào của cả người dân thôn Đại Phẩm và xã Đại Yên.
Ông Trần Văn Cao giới thiệu các bức ảnh của Bác Hồ cho khách tham quan. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)
Rót nước mời khách, ông Trần Văn Cao hào hứng kể về quá trình sưu tầm ảnh Bác Hồ của mình với sự dày công và tràn đầy nhiệt huyết.
Ông hào hứng khoe bộ ảnh đầu tiên về Bác Hồ với 21 tấm được tặng trong Hội nghị Chiến sỹ thi đua toàn ngành Thủy lợi cả nước năm 1967 (nơi ông công tác trước khi nghỉ hưu), được ông phóng to từ những bức ảnh cũ.
"Đây là món quà quý giá đối với tôi để sau này, khi về hưu gắn bó với ruộng đồng, bất kỳ khi nào, lúc làm việc gì, từ cấy lúa, trồng rau tôi đều nghĩ đến Bác Hồ và nung nấu ý định sưu tầm những tư liệu liên quan đến Bác,” ông Cao chia sẻ.
Thế rồi, sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam cũng được chắp bút từ những xúc cảm, hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp của Bác, về hoạt động của Đảng và Cách mạng Việt Nam.
Cứ mỗi ngày viết một ít, tranh thủ lúc rảnh rỗi, ông lại ngồi riết bên bàn cùng tập bản thảo. Có những lúc, cảm xúc tuôn trào theo nét bút khiến ông không viết kịp.
Hoàn thành phần một của cuốn sử ca gồm 1.456 câu thơ, ông chuyển sang phần hai viết bằng văn xuôi. Phần này ông Cao tập trung viết về 9 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Cũng để thêm sự hấp dẫn cho tập sử ca, phần ba của cuốn sử ca được ông “kể chuyện” bằng những bức ảnh về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam. Số lượng ảnh tương đối phong phú nhưng ông Cao vẫn chưa hài lòng, vẫn nung nấu sưu tầm những bức ảnh về tuổi ấu thơ của Bác Hồ.
Kể về chặng đường 30 năm sưu tầm ảnh Bác Hồ, nông dân Trần Văn Cao cho biết: “Tôi đi đến đâu, từ nhà anh em, bạn bè, cứ thấy ảnh Bác Hồ là xin; xin không được thì mượn để chụp lại. Hầu hết mọi người đều thấy tôi tâm huyết nên đều giúp đỡ.”
Ông cũng biết rằng, khi Internet phát triển, trên mạng có rất nhiều ảnh Bác Hồ nhưng ông không biết sử dụng nên chỉ sưu tầm qua tranh ảnh, sách báo. Vì vậy, các bức ảnh ông có được đều là ảnh đen trắng, mộc mạc.
Khi số lượng ảnh đủ lớn, cuộc sống không quá vất vả, ông Trần Văn Cao có ý định xây dựng một Phòng lưu niệm trưng bày ảnh về Bác Hồ.
Ông Trần Văn Cao kể, khi đề xuất ý tưởng xây dựng phòng lưu niệm, mọi người trong gia đình đều ủng hộ. Bởi họ hiểu rằng, ông luôn dành cho Bác Hồ một tình cảm trân trọng, thiêng liêng.
Từ cuối năm 2019, ông bắt tay vào xây dựng và đến dịp giáp Tết Nguyên đán Canh Tý (tháng 1/2020), Phòng lưu niệm Bác Hồ được hoàn thành với sự khang trang, ấm áp; ở đó không chỉ trưng bày những bức ảnh về Bác Hồ mà còn là nơi tưởng niệm Bác với một ban thờ nhỏ được trang trí trang trọng.
Không thể nào tả được xúc cảm của ông khi hoàn thành được ý nguyện ấp ủ hàng chục năm qua. Có những lúc, đứng trước căn phòng, cảm xúc dâng trào, nước mắt ông lại rưng rưng.
Ông Trần Văn Cao lau dọn Phòng lưu niệm Bác Hồ. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)
Khi có khách đến thăm, ông Trần Văn Cao lại kiêm luôn cả thuyết minh viên. Trong từng bức ảnh, ông thuộc lòng các dấu mốc, ý nghĩa và những câu chuyện của bức ảnh đó. Hơn cả, nó còn chứa đựng những tình cảm của ông ở trong đó.
Với lời giới thiệu hào hứng, cách kể chuyện say sưa, xen lẫn sự mộc mạc, chân thành, cách thuyết minh của ông Trần Văn Cao cuốn hút khách tham quan, đưa người ta đi từ sự kiện này tới sự kiện khác.
Giới thiệu cho mọi người xem bức ảnh Bác Hồ ngồi trong lều cỏ chỉ huy cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp hay bức ảnh Bác bị giam cầm ở nhà lao Trung Quốc, ông không giấu được sự xúc động, kể lại với sự nghẹn ngào, khóe mắt đỏ hoe.
Người dân xã Đại Yên không chỉ nể phục ông vì số lượng ảnh sưu tập mà còn khâm phục bởi sự bài trí khoa học.
Những bức ảnh được bài trí lớp lang theo từng chủ đề: Bác Hồ với gia đình, Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước, những năm Bác hoạt động ở nước ngoài, khi Bác về nước lãnh đạo hai cuộc kháng chiến, Bác Hồ trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Bác Hồ trong công tác ngoại giao… tạo ra một câu chuyện kể hoàn chỉnh.
Khi thăm phòng lưu niệm, ông Nguyễn Văn Đắc, một thầy giáo đã nghỉ hưu tại xóm Đường, xã Đại Yên bày tỏ sự ngưỡng mộ khi nghe ông Cao trình bày cả một chuỗi dài chặng đường hoạt động của Bác rất khoa học, logic. Cũng như mọi người trong làng, ông rất kính trọng tình cảm, lòng biết ơn của ông Trần Văn Cao dành cho Bác Hồ.
Từ khi Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao hoàn thành, không chỉ người dân trong thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên mà rất nhiều người trong huyện Chương Mỹ và những ai biết đến điểm đến ý nghĩa này đều ủng hộ ông.
Bí thư Đảng ủy xã Đại Yên Đặng Tiến Hoàng khẳng định đây là một mô hình ý nghĩa trong công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ, có sự lan tỏa lớn trong Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Xã Đại Yên đã tổ chức cho các cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể trong xã đến tìm hiểu, tham quan phòng lưu niệm trong thời gian qua.
Không chỉ sưu tập ảnh, trưng bày tại phòng lưu niệm Bác Hồ, sáng tác sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam, ông Trần Văn Cao còn sáng tác nhiều tác phẩm hội họa về chân dung Bác Hồ và những địa danh liên quan đến Bác Hồ: Núi Karl Marx, suối Lenin, quê Bác, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Ông còn mong muốn được đi nói chuyện, tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại những buổi sinh hoạt của các đoàn thể chính trị của các thôn, xã.
Với ông, việc xây dựng Phòng lưu niệm về Bác Hồ hay sáng tác sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam không gì hơn ngoài mục đích giữ lại cho con cháu, dân làng và mọi người những giá trị, hình cảnh cao đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Lòng yêu thương sâu sắc, bao la của Bác Hồ đối với thiếu nhi không gì có thể so sánh nổi. Đó vừa là tình cảm của một lãnh tụ cách mạng vừa là của người Bác kính yêu vô cùng gần gũi với các cháu.
"Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi" là mong ước lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người đã dành trọn cả cuộc đời mình để thực hiện mong ước đó.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng của Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra đội quân chủ lực đầu tiên của các lực lượng vũ trang - Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Người luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho các chiến sỹ quân đội.
Cả cuộc đời, Bác đã phấn đấu, hy sinh chỉ nhằm một mục đích “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.”
Theo ước tính, khối lượng rác trong vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang sau bão lũ thuộc địa bàn các huyện Na Hang và Lâm Bình là hơn 25.000m3, với diện tích mặt nước bị ảnh hưởng hơn 4.500ha.
Không còn là một vùng quê thuần nông, đến nay thị xã Đông Triều đã trở thành một mắt xích quan trọng trong kết nối tỉnh Quảng Ninh với nhiều địa phương.
Tại Bình Định, ngư dân đang gặp khó vì “vướng” quy định tại phụ lục V của Nghị định về kích thước cá ngừ vằn được phép đánh bắt (chiều dài nhỏ nhất cho phép đánh bắt là 500mm).
Với mức độ nguy hiểm được đánh giá là mất an toàn cao, Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên đã báo cáo với cơ quan cấp trên, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn và tổ chức di dời.
Nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, do đó lựa chọn cho mình một nghề phù hợp sẽ góp phần đưa đến sự thành công trong công việc nhờ sự nỗ lực mỗi ngày.
Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Điều 27 để khắc phục những bất cập hiện nay.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mới đây về chống lãng phí đã khái quát một cách toàn diện các dạng thức lãng phí đang phổ biến - đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Sáng 24/10, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ xuất quân cho Đội K53 lên đường triển khai nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sỹ tại Lào và Campuchia mùa khô năm 2024-2025.
Nhờ tuyên truyền, số lượng gấu bị nuôi nhốt trên địa bàn Hà Nội (đặc biệt là tại huyện Phúc Thọ) đã giảm đáng kể, song hiện vẫn còn gần 100 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các sơ sở tư nhân.
Trong tổng số 7 bị can bị khởi tố có 6 bị can sẽ đưa ra xét xử; còn bị can Nguyễn Duy Linh (cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy) đã qua đời vào tháng 6/2023 do bệnh lý.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục.
Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cơ sở PK ĐHY Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bảng hiệu sai có chủ đích để tạo niềm tin; thay tên đổi họ, giả danh bác sỹ, nhân viên y tế để khám-chữa bệnh trái phép.
Trước việc thiếu nguồn cát đắp nền đường các dự án cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra giải pháp nhằm tìm nguồn vật liệu bổ sung cho nhà thầu thi công.
Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Khoảng 16 giờ ngày 22/10, sau giờ tan học, em Đ.T.D và Tr.P.S rủ nhau xuống biển Xuân Thành chơi, sau đó, gia đình không thấy các em về nhà nên đã tìm kiếm và trình báo cơ quan chức năng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tới đây sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các phương án xây hồ chứa nước ngọt; phòng chống sạt lở lòng, bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các đường gom dân sinh được địa phương kiến nghị bổ sung để tạo điều kiện cho việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn sẽ được Bộ Giao thông Vận tải bố trí nguồn vốn để hoàn thành.
Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Phú Thọ đang từng bước được nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719.
Đến với đảo Sinh Tồn Đông, giữa biển trời mênh mông Tổ quốc, tất cả đều được chứng kiến cuộc sống và sự cống hiến thầm lặng của những người lính đảo nơi đầu sóng ngọn gió.
Cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là hết sức quan trọng.
Tính đến hết ngày 22/10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ủng hộ hơn 3.000 bộ sách giáo khoa và gần 800 triệu đồng cho học sinh, giáo viên và người dân các vùng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng quan trọng, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai các nội dung phân cấp, phân quyền, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ngày 23/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Từ 1 giờ ngày 24/10 đến 1 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, sau có khả năng đổi hướng Tây Nam và di chuyển chậm lại.
Cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành có chiều dài 128,8 km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến 100-120 km/h, được thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Tỉnh Bắc Giang đã huy động kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu, đồ dùng sinh hoạt trị giá gần 78 tỷ đồng; đã triển khai khởi công, hoàn thành và bàn giao 1.351 nhà, đạt 97% kế hoạch xóa nhà tạm 2024.
Chiều 23/10/2024 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga.