Colombia và Venezuela nối lại các hoạt động giao thương đường bộ

Tổng thống Colombia và Venezuela đã cùng công bố quyết định của chính phủ hai nước về việc mở lại các cửa khẩu biên giới chung cho việc giao thương hàng hóa kể từ ngày 26/9.
Colombia và Venezuela nối lại các hoạt động giao thương đường bộ ảnh 1Trao đổi thương mại giữa hai nước đã bị gián đoạn từ 2015. (Nguồn: AP)

Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, ngày 9/9, Tổng thống Colombia Gustavo Petro và người đồng cấp Venezuela Nicolas Maduro đã cùng công bố quyết định của chính phủ hai nước về việc mở lại các cửa khẩu biên giới chung cho việc giao thương hàng hóa kể từ ngày 26/9.

Trên mạng xã hội Twitter, cả hai nhà lãnh đạo cho biết các chuyến bay nối thủ đô hai nước cũng sẽ được khôi phục, qua đó tạo thêm bước tiến mới cho tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương sau thời gian dài bị gián đoạn.

Trước khi có quyết định trên, hai bên mới chỉ mở lại các cửa khẩu biên giới cho việc đi lại của người dân, ngoại trừ cửa khẩu La Guajira là được mở cửa có giới hạn cho các hoạt động trao đổi hàng hóa.

[Venezuela và Colombia chính thức nối lại quan hệ ngoại giao]

Sau khi Tổng thống Gustavo Petro lên nắm quyền tại Colombia, quan hệ giữa hai nước láng giềng đã có nhiều bước phát triển mới với việc nối lại quan hệ ngoại giao, mở cửa trở lại đại sứ quán tại mỗi nước và chính thức tiếp nhận đại sứ của nhau.

Trước đó, hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao từ đầu năm 2019 khi Tổng thống Colombia khi đó là Ivan Duque công nhận Juan Guaido, một thủ lĩnh đối lập ở Venezuela, là “Tổng thống lâm thời” của nước láng giềng.

Trao đổi thương mại giữa hai nước thậm chí còn bị gián đoạn từ trước đó, vào năm 2015, khi Tổng thống Venezuela Maduro quyết định hạn chế giao thương đường bộ.

Quyết định này đã khiến kim ngạch thương mại 2 nước giảm mạnh dù trước đó đã có lúc lên tới mốc 7 tỷ USD./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.