Henrietta Mann, người đã dành hơn 4 năm nghiên cứu một loại vi khuẩn đang ănmòn thân tàu Titanic, hiện đang nằm sau dưới đáy Thái Bình Dương.
Vào năm 1991, các nhà khoa học đã thực hiện một chuyến thám hiểm xuống độ sâu3.780m, nơi tàu Titanic đã bị chìm vào năm 1912 để khám phá một số khối nhám, cóhình dạng giống trụ băng hay nhũ đá được hình thành trên xác con tàu khổng lồnày. Đây là hiện tượng thường gặp khi sắt bị ôxy hóa trong môi trường nước.
Nhà sinh học và địa chất học Henrietta Mann đến từ Đại học Dalhousie ởHalifax, đã lấy mẫu vật từ Viện nghiên cứu hải dương học Bedford và tiến hànhphân tích dưới kính hiển vi điện tử. Bà đã phát hiện ra rằng, chính vi khuẩn, màkhông phải là phản ứng hóa học đã tạo thành các cột khối kỳ lạ nơi thân tàuTitanic.
Trong các mẫu vật đem nghiên cứu, nhà nghiên cứu người Canada đã phát hiệnđược hàng chục loại vi khuẩn, trong đó có một loại chưa từng biết tới trước đây.Bà đã đặt tên cho loại vi khuẩn này là Halomonas Titanicae.
Vi khuẩn Halomonas Titanicae đang “gặm nhấm” vỏ tàu bằng thép của Titanic,biến đổi nó, từng nguyên tử một thành các khối nhám, thậm chí có chiều cao bằngcon người. Loại vi khuẩn này không thể nhìn thấy được bằng mắt thường bởi kíchthước của chúng vô cùng nhỏ bé, với độ dài đo được dưới kính hiển vi là 1,6micro mét. Trong nhiều năm qua, loại vi khuẩn nhỏ bé này đã sinh sôi thành hàngtỷ con. Tàu Titanic, với 15.000 tấn sắt thép, giờ là thức ăn của đám vi khuẩnnày.
Không chỉ có thép, vi khuẩn Halomonas Titanicae cũng thấy hứng thú với cửasổ, cầu thang và cánh cửa làm bằng sắt. Chỉ có các vật dụng bằng đồng không phảithức ăn khoái khẩu của loại vi khuẩn này.
Bà Henrietta cho biết có thể trong 20 hoặc 30 năm nữa, thân tàu Titanic sẽ đổsụp do bị ăn mòn.
Việc con tàu huyền thoại sẽ đổ sụp chắc chắn sẽ là mất mát lớn, tuy nhiên,người ta cũng kỳ vọng loài vi khuẩn này sẽ “dọn dẹp” những con tàu cũng như cácdàn khoan dầu cũ kĩ đang trôi nổi trên đại dương, mang lại những lợi ích thiếtthực đối với môi trường./.