Công an Nhân dân: Mũi xung kích trên tuyến đầu phòng, chống dịch

Những cán bộ, chiến sỹ CAND không quản ngại vất vả, hy sinh, ngày đêm căng mình “cắm chốt,” làm nhiệm vụ tại các khu cách ly, phong tỏa và kiểm soát chặt chẽ an ninh trật tự, góp phần ngăn chặn dịch.
Công an Nhân dân: Mũi xung kích trên tuyến đầu phòng, chống dịch ảnh 1Kiểm tra giấy đi đường của người dân tại chốt kiểm soát phường Hàng Buồm. (Ảnh: TTXVN)

Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, nhất là sự bùng phát làn sóng thứ 4 của đại dịch, lực lượng Công an Nhân dân đã xung kích phát huy vai trò, phương châm “Mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an là một chiến sỹ tiên phong tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch.”

Vì sự bình yên và sức khỏe của người dân, những cán bộ, chiến sỹ Công an Nhân dân không quản ngại vất vả, hy sinh, ngày đêm căng mình “cắm chốt,” làm nhiệm vụ tại các khu cách ly, phong tỏa và kiểm soát chặt chẽ tình hình an ninh trật tự, góp phần hiệu quả ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Thực hiện “nhiệm vụ kép”

Từ ngày 14/7 đến nay, 23 chốt kiểm soát phương tiện tại các cửa ngõ lớn ra, vào Thủ đô do Công an thành phố Hà Nội phối hợp cùng lực lượng chức năng triển khai nhằm phòng, chống dịch COVID-19. Mỗi chốt kiểm soát có 11 cán bộ tham gia ứng trực, trong đó có hai cán bộ Cảnh sát Giao thông và một Cảnh sát Cơ động; ngoài ra là thanh tra giao thông, cán bộ y tế, cán bộ Quân đội và cán bộ tư pháp của địa phương.

Nhiệm vụ của các chốt này là kiểm soát phương tiện vận tải, ôtô cá nhân, xe máy (các địa phương giáp ranh có dịch), đảm bảo an ninh, trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông. Mọi phương tiện vào thành phố đều phải dừng lại để lái xe, hành khách đo thân nhiệt, khai báo y tế, xét nghiệm nhanh COVID-19 những trường hợp nghi ngờ nhiễm, khử trùng trong trường hợp cần thiết, kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm.

[Chiến sỹ CSGT 4 tháng chưa được gặp vợ con vì cắm chốt chống dịch]

Thành viên các chốt kiểm dịch đề nghị người dân về Hà Nội kê khai y tế, đo thân nhiệt; các trường hợp nghi vấn, biển số tỉnh vùng dịch đề nghị quay lại hoặc phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Trong trường hợp phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ, nhân viên y tế sẽ sử dụng bộ test nhanh COVID-19 để lấy mẫu ngay tại chốt, cho ra kết quả sau 30 phút.

Bên trong th,” tổ công tác cơ động để tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm. Các chốt trên địa bàn thành phố được bố trí nhiều lớp, nhiều vòng tại các khu dân cư, nơi tập trung đông người.

Các chốt “cứng” tại địa bàn bao gồm các lực lượng công an, y tế, cán bộ Ủy ban Nhân dân phường, thanh niên, bảo vệ dân phố, dân phòng... làm việc 24/24h để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện tại, nắng nóng và mưa giông lúc nào sẵn sàng xuất hiện, các lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt trực phòng, chống dịch sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, bám sát vị trí, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Thủ đô và cả nước sớm đẩy lùi dịch COVID-19.

[Bộ Công an phát động phong trào thi đua đặc biệt về phòng, chống dịch]

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công an thành phố đã chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tăng cường tuần tra, kiểm soát, đảm bảo thực hiện nghiêm giãn cách xã hội trên địa bàn theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị khẩu trang, đồ bảo hộ, kính chắn giọt bắn; đảm bảo chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch, khu cách ly tập trung; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho cán bộ, chiến sỹ, đảm bảo sức khỏe cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh.

Cùng với việc đảm bảo đảm bảo an ninh trật tự, các biện pháp phòng, chống dịch trong các trại giam, trại tạm giữ, đảm bảo “vùng xanh” được tăng cường, không để lây nhiễm lan rộng trong các cơ sở giam giữ, Công an Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh; phân luồng, thông tuyến, tạo điều kiện cho người dân, người lao động đang ở tại Thành phố Hồ Chí Minh trở về các địa phương, không để xảy ra tình trạng ùn tắc, “điểm nóng” về an ninh trật tự. Tuyên truyền, kêu gọi chủ nhà trọ trên địa bàn miễn, giảm tiền trọ để người lao động yên tâm ở lại các khu công nghiệp vừa sản xuất, vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Cũng như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng Công an tại các địa phương trên cả nước đang tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép,” vừa tham gia phòng, chống dịch vừa đảm bảo an ninh trật tự, nhất là tại các tỉnh, thành đang phức tạp về dịch ở phía Na;, trong đó có 18 tỉnh, thành khác đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, nhất là sự bùng phát làn sóng thứ 4 của đại dịch đến nay, lực lượng Công an Nhân dân thực sự là một trong những mũi xung kích trên tuyến đầu chống dịch.

Chia sẻ khó khăn với nhân dân

Song song với tập trung công tác, tham gia chống dịch, lực lượng Công an nhân dân còn tích cực với các hoạt động tình nghĩa, chia sẻ khó khăn với người dân, động viên đồng đội và các lực lượng ở những “điểm nóng.”

Điển hình như ngày 14/8 vừa qua, Đoàn thanh niên Công an thành phố Hà Nội khởi động chiến dịch Chung tay cùng cộng đồng vượt qua dịch COVID-19. Tổ chức Đoàn sẽ tiến hành rà soát, thống kê cụ thể và trao tặng trực tiếp nhu yếu phẩm đến những người lao động ngoại tỉnh đang bị mắc kẹt tại Thủ đô có hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19.

Theo chia sẻ của Thiếu tướng Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa công an với nhân dân, xây dựng hình ảnh người chiến sỹ công an Thủ đô văn minh, thân thiện, vì nhân dân phục vụ.

Công an Nhân dân: Mũi xung kích trên tuyến đầu phòng, chống dịch ảnh 2 Đại diện Đoàn Thanh niên Công an Hà Nội trao tặng các phần quà cho người dân gặp khó khăn bởi dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN phát)

Đặc biệt ngày 15/8, Bộ Công an đã phát động phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề “Lực lượng Công an Nhân dân-Lá chắn phòng, chống dịch COVID-19-Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Phong trào nhằm động viên, khích lệ, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng Công an Nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự lực, tự cường, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, tích cực tham gia tuyến đầu phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi, chặn đứng dịch COVID-19; giữ vững ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ tính mạng và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Phong trào thi đua đặc biệt nhấn mạnh cán bộ, chiến sỹ Công an Nhân dân trên cả nước làm tốt công tác dân vận; tăng cường các hoạt động, việc làm bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe và đời sống của nhân dân. Tiếp tục phát huy truyền thống “tương thân, tương ái," "lá lành đùm lá rách," giúp đỡ nhân dân ở các vùng dịch, vùng sâu, vùng xa ổn định cuộc sống, tăng gia sản xuất.

Công an các đơn vị, địa phương làm tốt hơn nữa các hoạt động tri ân, giúp đỡ các gia đình chính sách, người nghèo, người khuyết tật, người yếu thế bằng những việc làm thiết thực như xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần để nhân dân vượt qua khó khăn, chung sức, đồng lòng với Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an Nhân dân đẩy lùi dịch COVID-19.

Cũng trên tuyến đầu xung kích, từ gian khổ, khó khăn đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, chiến sỹ Công an Nhân dân chấp nhận hy sinh, rủi ro, bị lây nhiễm dịch bệnh trong quá trình thực thi nhiệm vụ để bảo đảm cuộc sống bình yên, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Đó là những tấm gương sáng như Trung úy Nguyễn Văn Chiến (sinh năm 1995) - cán bộ Đội An ninh Công an huyện Quỳnh Lưu. Anh hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại chốt kiểm soát thuộc xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An do bị chiếc xe tải chạy nhanh tông trúng.

Đại úy Phan Tấn Tài (sinh năm 1992), trinh sát Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận 6 hy sinh khi truy bắt một đối tượng “phê” ma túy, vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19.

Đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh, Phó trưởng Công an xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu (Tây Ninh) trong lúc làm nhiệm vụ thực hiện truy vết COVID-19 không may bị nhiễm SARS-CoV-2 và hy sinh sau nhiều ngày được điều trị tích cực.

Tất cả những điều đó khẳng định bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, tinh thần, ý chí chiến đấu bền bỉ và quyết tâm chiến thắng của người chiến sỹ Công an Nhân dân./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục