PhóThủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, Sèn Chỉn Ly đãcông bố Quyết định số 310/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyhoạch tổng thể, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn2030.
Theo đó, quy hoạch Công viên địa chất Đồng Văn bao gồm bốn huyện: Đồng Văn, MèoVạc, Yên Minh và Quản Bạ với diện tích hơn 2.300km2. Nơi đây hiện cóhơn 250.000 dân cư sinh sống, với 17 dân tộc thiểu số, chiếm 90% dân sốcả vùng, trong đó dân tộc Mông chiếm 70% số dân.
Mục tiêu của Quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo, gìn giữ các giá trị di sảntrong Công viên địa chất Đồng Văn như Bảo tàng thiên nhiên về địa chất, sinh học vàlịch sử văn hóa dân tộc bản địa, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học,giáo dục và gìn giữ các giá trị di sản có ý nghĩa quốc tế và quốc gia.Thông qua các hoạt động thu hút sự tham gia của cộng đồng cư dân địaphương, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đãbiểu dương Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang cùng các BộNgành Cơ quan Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hoàn thành quátrình xây dựng Quy hoạch tổng thể Công viên địa chất Đồng Văn. Đây là bước ngoặt quantrọng của vùng Cao nguyên đá đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xãhội, giúp xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát triển ngành du lịch kết hợpbảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di sản.
PhóThủ tướng nhấn mạnh Quy hoạch tổng thể được Chính phủ phê duyệt có ýnghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng, bảo tồn, quản lý côngviên địa chất toàn cầu, là cơ sở pháp lý quan trọng trong phát huy giátrị di sản, xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội của khu vựcnày. Để quy hoạch thực sự đi vào cuộc sống, giá trị của các di sản đượcbảo tồn, Hà Giang còn phải nỗ lực hơn nữa trong việc giải quyết nhữngkhó khăn còn tồn tại ở địa phương hiện nay.
PhóThủ tướng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang cần khẩn trương phổ biến sâu rộngbản Quy hoạch tới đông đảo người dân trong vùng và trên toàn quốc; đồngthời, tập trung chỉ đạo xây dựng, bổ sung quy hoạch chi tiết, cơ chếphát triển đầu tư và quản lý hiệu quả, tạo sự đồng thuận tối đa tới cáccấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh.
Theo đánhgiá của Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu thuộc Tổchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc- UNESCO, Cao nguyên đáĐồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấuấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ quả đất, những hiện tượng tựnhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyềnthống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa.
Cao nguyên đá ĐồngVăn hội tụ một loạt hệ thống di sản độc đáo như di sản địa chất vớirừng hóa thạch Huệ biển Cán Chu Phìn, nghĩa địa hóa thạch Làn Chải, điểmhóa thạch Ngã ba Lũng Pù-Khau Vai-Mèo Vạc, điểm hóa thạch Tay cuộnMa Lé, điểm hóa thạch Trùng thoi (thị trấn Đồng Văn); Di sản địa tầnggồm mặt cắt địa chất Lũng Cú - Ma Lé, ranh giới thời địa tầng Frasni -Famen tại đèo Si Phai; Di sản địa mạo với danh thắng núi đôi Quản Bạ,tháp kim Pải Lủng, thung lũng Thủy Mặc, rừng đá Khâu Vai…cùng rất nhiềudi sản kiến trúc-lịch sử- văn hóa-danh thắng như phố cổ Đồng Văn, ditích Nhà Vương, thị trấn Phó Bảng…các thôn văn hóa dân tộc và làng vănhóa du lịch.
Từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn gianhập Mạng lưới Công viên địa chất năm 2010 đến nay, nhận thức, ứng xử của đồng bào dântộc trong khu vực đối với các di sản đã được nâng lên thông qua các sảnphẩm du lịch của cư dân địa phương. Lượng khách du lịch đến Hà Giangnói chung và Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng đã tăng đáng kể, từ302.000 du khách trong năm 2011 đã tăng lên gần 400.000 du khách trongnăm 2012. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2013 đã có gần 140.000 du kháchtới tham quan du lịch tại Công viên địa chất Đồng Văn./.