Cộng hòa Séc - Một nền chính trị đang bị "phân mảnh"

Cuộc bầu cử địa phương và thượng viện Cộng hòa Séc cho thấy sự chia rẽ của các đảng phái, sự tập trung của cử tri về nhân cách hơn là đảng và một cuộc chiến giữa cánh tả và hữu.
Cộng hòa Séc - Một nền chính trị đang bị "phân mảnh" ảnh 1Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Séc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cuộc bầu cử địa phương và thượng viện của Cộng hòa Séc diễn ra ngày 5-6/10 vừa qua tại Prague cho thấy sự chia rẽ của các đảng phái, sự tập trung của cử tri về nhân cách (cá nhân) hơn là đảng và một cuộc chiến giữa cánh tả và hữu.

Đây là nhận định của Ladislav Mrklas, nhà phân tích chính trị thuộc viện CEVRO có trụ sở tại Prague được Thông tấn xã Cộng hòa Séc trích đăng ngày 8/10.

Theo Mrklas, các bằng chứng về sự phân mảnh của các đảng ở Prague là những kết quả khác nhau mà họ giành được ở những quận riêng lẻ và trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố. Sự phân mảnh thậm chí còn lớn hơn so với những năm 1990, thời điểm hệ thống các đảng phái mới được thành lập. Nhân cách, hay cử tri nhấn mạnh vào tính cách giữa các ứng cử viên hơn là các đảng phái chính trị, xuất phát từ vị thế thống trị của các thị trưởng quận và thành phố Prague.

Ông Mrklas nhận định: "Thay vì bầu chọn cho các đảng chính trị, người dân ngày càng thích bầu chọn cho các ứng cử viên cụ thể. Việc bỏ phiếu cho các đảng chính trị không còn chiếm ưu thế."

Về cuộc chiến giữa hai bên tả-hữu, điều này liên quan đến quá trình cử tri cánh tả đang dần dần chuyển từ đảng Dân chủ Xã hội (CSSD) và đảng Cộng sản (KSCM) sang ủng hộ Phong trào ANO, vốn đang trở thành một đảng cánh tả mặc dù Chủ tịch ANO đồng thời là Thủ tướng Séc Andrej Babis mới đây đã bác bỏ quan điểm này. Ông Babis nhiều lần nhấn mạnh rằng ANO là "một phong trào cho tất cả."

ANO chủ yếu bị coi là cánh tả bởi Petr Fiala, lãnh đạo đảng Dân chủ (ODS), người muốn ODS trở thành đối thủ chính của ANO.

Về phần mình, Josef Mlejnek thuộc Đại học Charles cho biết kết quả bầu cử đã xác nhận một số xu hướng lâu dài như đã được biết từ cuộc bầu cử tổng thống và cuộc thăm dò ý kiến công chúng hồi năm 2017.

[Đảng của Thủ tướng Séc thắng lớn trong bầu cử địa phương]

Theo Mlejnek, các cuộc bầu cử địa phương đã cho thấy phong trào "Prague To Itself" (PS), lực lượng chính trị mới ở Prague và đảng Cướp biển đã giành được sự ủng hộ của cử tri do đã thể hiện như một thực thể mới và thay thế cho các đảng được thiết lập.

"Với PS, họ chủ yếu nhận được ủng hộ bởi những người chán ghét chính trị. Một đặc điểm quan trọng khác của tình hình chính trị Cộng hòa Séc là một phần công chúng oán giận Phong trào ANO," ông Mlejnek nhận xét.

Chuyên gia Mlejnek cũng cho rằng trong số các đảng phái chính trị truyền thống, chỉ có ODS là thành công ở Prague khi giành được 17,9% số phiếu bầu.

Trong một chừng mực nào đó, điều này là do một số cử tri (trước đây họ bỏ phiếu cho ANO và các đảng khác) quay trở lại ủng hộ, ám chỉ đến sự suy giảm mạnh mẽ của ODS trong giai đoạn chính phủ Petr Necas của ODS liên quan đến vụ bê bối tham nhũng và gián điệp hồi giữa năm 2013.

Ông Mlejnek nêu rõ: "Đối với phong trào ANO, kết quả bầu cử là một sự tiếp nối hơn là chiến thắng. Không có bên chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử này. Đảng chiến thắng là ODS vì đã củng cố được vị thế của mình."

Mrklas cũng cho rằng cử tri Prague đã dần thay đổi sự ủng hộ đối với lực lượng cánh hữu bảo thủ-tự do trong vòng 10 năm trước đây. Để minh họa cho xu hướng này, Mrklas cho rằng tất cả các đảng chính trị cũ và mới dần dần thay thế quyền lực tại tòa thị chính trong mười năm qua. Xu hướng tương tự cũng đã xuất hiện trong cuộc bầu cử thượng viện, chủ yếu là cuộc chiến giữa cánh tả và cánh hữu cũng như xu hướng cá nhân hóa.

ANO đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương trên toàn quốc, nhưng ở Prague, phong trào này chỉ đứng thứ năm với 15,4% số phiếu và 12/65 ghế trong hội đồng thành phố.

Đảng giành chiến thắng ở Prague là ODS, với 17,9% số phiếu, tương đương với 14 ghế, tiếp theo là đảng Cướp biển (17,1%, 13 ghế), đảng PS (16,6%, 13 ghế) và "Joint Forces for Prague" (16,3%, 13 ghế)./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.