Costa Rica phát hiện hợp chất có khả năng chữa ung thư từ thực vật

Các nhà khoa học Costa Rica đã tìm ra một hợp chất trong cây Lippia alba có khả năng làm suy yếu các tế bào ung thư đồng thời cho phép các tế bào khỏe mạnh tiếp tục nhân lên.
Costa Rica phát hiện hợp chất có khả năng chữa ung thư từ thực vật ảnh 1Cây Lippia alba. (Nguồn: survivalgardener.com)

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, các nhà khoa học Costa Rica đã tìm ra một hợp chất trong cây Lippia alba, một loài thực vật có hoa trong họ Cỏ roi ngựa, có khả năng làm suy yếu các tế bào ung thư đồng thời cho phép các tế bào khỏe mạnh tiếp tục nhân lên.

Một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí Journal of Essential Oil Research nêu rõ, một nhóm chuyên gia thuộc Đại học Costa Rica (UCR) đã tìm thấy 4 loại tinh dầu trong loại cây này, trong đó có geraniol, một hợp chất chữa ung thư đầy tiềm năng.

Nhà nghiên cứu Natalia Ortiz khẳng định kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy geraniol hoạt động “rất tốt” trong việc chống lại tế bào ung thư vú và dạ dày.

[Công dụng diệt tế bào ung thư của nhiều loại thuốc không chữa ung thư]

Theo nhà khoa học này, bệnh nhân ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong rất cao, do căn bệnh này thường chỉ được phát hiện khi đã di căn, khiến các liệu pháp điều trị không còn tác dụng.

Do đó, các nhà khoa học hy vọng phát hiện mới này sẽ giúp cứu sống nhiều bệnh nhân khỏi căn bệnh quái ác.

Cây Lippia alba phân bố chủ yếu từ miền Nam nước Mỹ đến Vùng nón Nam Mỹ. Tuy nhiên, tính chất của cây có thể thay đổi tùy theo khí hậu, điều kiện địa lý và địa hóa.

Ở Costa Rica, từ lâu người dân đã sử dụng loài cây này để chữa viêm đại tràng và dạ dày.

Theo Tổ chức Quan sát ung thư toàn cầu, trung bình mỗi năm Costa Rica ghi nhận hơn 1.300 ca tử vong do bệnh ung thư vú và ung thư dạ dày./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.