Croatia đóng 7 cửa khẩu biên giới với Serbia ngăn người di cư

Truyền thông Đức đưa tin Croatia sẽ đóng cửa 7 trên tổng số 8 cửa khẩu biên giới với Serbia theo một tuyên bố mới nhất được Bộ Nội vụ Croatia thông báo trong đêm 17/9.
Croatia đóng 7 cửa khẩu biên giới với Serbia ngăn người di cư ảnh 1Người di cư từ các quốc gia Trung Đông tràn khu vực biên giới Croatia- Serbia gần thị trấn Tovarnik, miền đông Croatia. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Truyền thông Đức đưa tin Croatia sẽ đóng cửa 7 trên tổng số 8 cửa khẩu biên giới với Serbia theo một tuyên bố mới nhất được Bộ Nội vụ Croatia thông báo trong đêm 17/9.

Quyết định trên được đưa ra sau khi chỉ từ ngày 16/9 đã có tổng cộng tới 11.000 người di cư từ Serbia vào Croatia.

Đây là con số quá lớn và vượt khả năng xử lý của nước này và buộc Chính phủ Croatia phải chọn giải pháp đóng cửa biên giới. Hiện chỉ còn duy nhất cửa khẩu trên tuyến Belgrad-Zagred là chưa bị đóng.

Bước đi mới của Croatia có thể biến Balkan trở thành vùng đất kẹt cho những người tị nạn muốn đi đến đích cuối cùng là các nước Tây Âu, sau khi nước láng giềng Hungary đã dùng những biện pháp mạnh nhất để ngăn chặn dòng người di cư cũng như hoàn tất toàn bộ hàng rào ở biên giới với Serbia.

Trong rạng sáng ngày 18/9, Hungary cũng tuyên bố đặt thêm hai khu vực ở biên giới với Croatia vào tình trạng khẩn cấp, gồm vùng Baranya và Somogy.

Theo Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, Croatia đã đẩy người tị nạn đi tiếp đến Hungary và Slovenia thay vì chăm sóc và cho họ đăng ký tị nạn.

Cảnh sát Hungary cũng cho biết họ đã bắt giữ thêm 200 người cố tình vượt biên trái phép từ Croatia vào Hungary.

Trong khi đó, cảnh sát Slovenia thông báo họ đã dừng một chuyến tàu tại nhà ga ở gần biên giới với Serbia chở 200 người tị nạn.

Phía Slovenia dự kiến sẽ trục xuất lại những người này về Croatia. Các chuyến tàu nối Croatia với Slovenia cũng bị tạm dừng hoạt động cho đến sáng ngày 18/9./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.