Cuba tận dụng năng lượng Mặt Trời để thay đổi cơ cấu nguồn điện năng

Nhằm thay đổi cơ cấu nguồn điện năng hiện chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch, Cuba đang hướng tới việc biến ánh nắng chói chang của vùng biển Caribe trở thành nguồn năng lượng mới.
(Nguồn: AFP/TTXVN)
(Nguồn: AFP/TTXVN)

Nhằm thay đổi cơ cấu nguồn điện năng hiện chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch, Cuba đang hướng tới việc biến ánh nắng chói chang của vùng biển Caribe trở thành nguồn năng lượng mới.

Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, hiện hòn đảo được mệnh danh là “chiếc chìa khóa trên biển Caribe” này có 60 công viên điện Mặt Trời và chính phủ có kế hoạch tiếp tục phát triển mô hình để tận dụng nguồn năng lượng Mặt Trời ở mức 1.825 KW/giờ trên mỗi m2, cao hơn khá nhiều so với mức bình quân của thế giới.

Trong định hướng phát triển này, Xí nghiệp Thiết bị điện Ernesto “Che” Guevara tại tỉnh cực Tây Pinar del Río chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nằm cách thủ đô La Habana 160km, đây là cơ sở duy nhất của Cuba sản xuất tấm năng lượng Mặt Trời và đang hướng tới mục tiêu tăng mạnh sản lượng để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như hạ giảm giá thành điện năng.

[Sân bay vận hành hoàn toàn bằng điện Mặt Trời sắp ra mắt ở Kenya]

Kỹ sư Iván González, Giám đốc Xí nghiệp thiết bị điện Ernesto “Che” Guevara, khẳng định đây là một công nghệ đơn giản và có giá thành thấp. Hiện tại giá thành để sản xuất mỗi KW điện bằng năng lượng Mặt Trời tại Cuba chỉ mất từ 0,6-0,7 USD, trong khi với các nguyên liệu truyền thống là từ 0,15-0,20 USD.

Khởi đầu như một xí nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn vào năm 1980, nhà máy Ernesto "Che" Guevara bắt đầu sản xuất tấm pin năng lượng Mặt Trời từ năm 2001 và hiện sản xuất 60.000 tấm/năm với tổng công suất 15 Megawatt.

Với công suất này, hiện nhà máy Ernesto "Che" Guevara mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu lắp đặt các tấm pin năng lượng Mặt Trời trong nước. Trong khi đó, Cuba đặt kế hoạch nâng loại hình sản xuất điện năng này lên mức 700 Megawatt vào năm 2030. Do đó, hiện xí nghiệp đang tìm kiếm những lựa chọn công nghệ khác nhau để nâng cao khả năng, theo đó, nhà máy này sẽ được đầu tư thêm 10 triệu USD trong 3 năm để có thể nâng tổng công suất lên ức 60 Megawatt, đáp ứng ít nhất 50% nhu cầu cả nước về tấm pin điện Mặt Trời.

Chiến lược phát triển quốc gia tới năm 2030 đang được triển khai tại Cuba đề ra một trong những nhiệm vụ then chốt là chuyển đổi cơ cấu điện năng theo hướng giảm bớt phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo có sẵn trong nước, tiến tới đạt 25% sản lượng điện từ thủy điện loại vừa và nhỏ, sinh khối, phong điện và điện Mặt Trời.

Trong năm 2019, Cuba đề ra mục tiêu nâng tổng sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo này lên mức 1.100 Gigawatt, với nhiều dự án mới sẽ đi vào hoạt động.

Chỉ tính riêng điện Mặt Trời, Cuba vừa hoàn thành lắp đặt 4 công viên phong điện lớn tại miền Trung và miền Đông đất nước và đang triển khai thi công 2 dự án khác. Bên cạnh các dự án công viên điện Mặt Trời lớn hòa vào lưới điện quốc gia, việc lắp đặt các tấm panel để cung cấp điện riêng lẻ cho từng công trình cũng đang ngày càng phổ biến.

Với diện tích 110.000 km2 trải dài trên một vùng biển Caribe đầy nắng, trung bình mỗi ngày Cuba thu nhận lượng bức xạ ánh sáng tương đương với nhiệt lượng của 50 triệu tấn dầu.

Theo tính toán của các chuyên gia trong ngày, nhiệt năng từ bức xạ Mặt Trời mà Cuba thu nhận trong một ngày còn lớn hơn tổng nhiệt năng mà quốc gia này tiêu thụ trong cả 5 năm theo tốc độ hiện tại./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.