Cuộc chiến thương mại làm tăng nguy cơ suy giảm của kinh tế Mỹ

Đa số các nhà kinh tế dự báo nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ trong hai năm tới là 40%, tăng so với con số 35% trong cuộc khảo sát trước đó, do những diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Cuộc chiến thương mại làm tăng nguy cơ suy giảm của kinh tế Mỹ ảnh 1Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động đến nền kinh tế Mỹ và thị trường chứng khoán nước này. (Nguồn: faf.ae)

Đa số các nhà kinh tế tham gia một cuộc khảo sát hàng tháng mới nhất do hãng tin Reuters thực hiện dự báo nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ trong hai năm tới là 40%, tăng so với con số 35% trong cuộc khảo sát trước đó, do những diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Hiện đang có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy cuộc xung đột trên đang tác động đến nền kinh tế Mỹ và thị trường chứng khoán nước này lại trong trạng thái "bất an."

Michael Hanson, người phụ trách chiến lược vĩ mô toàn cầu của TD Securities, cho rằng mức thuế mà Mỹ đã hoặc đe dọa áp trong vài tuần tới lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc là khá cao, và mức thuế nhập khẩu lên tới 25% là một trở lực thực sự đối với kinh tế Mỹ.

[Nhận định chuyên gia về đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc]

Kinh tế Mỹ được cho là đã để mất đáng kể động lực, khi nhịp độ tăng trưởng giảm từ mức tăng 3,2% trong quý 1 xuống 2% trong quý 2/2019, theo dự báo trung bình của 120 nhà kinh tế tham gia khảo sát.

Mức tăng trưởng dự báo cho quý 2 được đưa ra trong khảo sát tháng trước là 2,5%. Dự báo nhịp độ tăng trưởng sẽ giảm xuống chỉ còn 1,8% vào quý 4/2020.

Gần 75%, tức 50 trong số 70 nhà kinh tế, cho rằng những diễn biến trong tháng này của cuộc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã làm gia tăng nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ.

Trong bối cảnh nguy cơ suy thoái gia tăng, hơn một nửa số nhà kinh tế có câu trả lời cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ hạ lãi suất trước cuối năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.