Đà phục hồi của kinh tế châu Âu sau đại dịch có thể mất nhiều năm

Kinh tế châu Âu đang trải qua sự suy giảm đột ngột và tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại, với hàng triệu người mất việc làm và các doanh nghiệp phải đóng cửa.
Đà phục hồi của kinh tế châu Âu sau đại dịch có thể mất nhiều năm ảnh 1Người dân mua hàng tại siêu thị ở Jena, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo kết quả một cuộc khảo sát được công bố ngày 18/5, một số giám đốc điều hành (CEO) hàng đầu ở châu Âu cho rằng đà phục hồi của kinh tế khu vực sau cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 sẽ diễn ra chậm.

Kinh tế châu Âu đang trải qua sự suy giảm đột ngột và tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại, với hàng triệu người mất việc làm và các doanh nghiệp phải đóng cửa.

[Thế khó của EU trong xây dựng biện pháp tái thiết kinh tế hậu COVID-19]

Khảo sát của European Round Table of Industrialists (ERT) được thực hiện với 56 CEO quyền lực nhất ở châu Âu cho thấy đa số tin rằng kinh tế khu vực sẽ mất một đến hai năm để phục hồi trở lại mức trước khi thực hiện lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, trong khi 39% nhận định phải mất 2-3 năm.

Theo kết quả khảo sát, các CEO lại có quan điểm khác nhau về triển vọng sáu tháng tới, khi có những người cho rằng tình hình sẽ cải thiện và có những ý kiến nhận định sẽ tồi tệ hơn.

Các thành viên của ERT bao gồm một số tên tuổi có ảnh hưởng nhất trong giới doanh nghiệp châu Âu như người đứng đầu của tập đoàn hóa chất BASF của Đức, Martin Brudermüller, và CEO của hãng L'Oreal của Pháp, Jean-Paul Agon hay Chủ tịch công ty Nestle của Thụy Sỹ, Paul Bulcke./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.