Đại học Oxford mở rộng diện thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19

Có tới 10.260 người lớn tuổi và trẻ em sẽ được lựa chọn tham gia thử nghiệm khi Đại học Oxford mở rộng độ tuổi người được tiêm vắcxin và thu hút một số tổ chức đối tác trên khắp nước Anh.
Đại học Oxford mở rộng diện thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 ảnh 1Vắcxin phòng COVID-19 do Viện Jenner của Đại học Oxford nghiên cứu bào chế. (Nguồn: Getty Images/TTXVN)

Trường Đại học Oxford đang tuyển hàng nghìn người tình nguyện cho giai đoạn thử nghiệm tiếp theo trên người loại vắcxin phòng COVID-19 mà các nhà nghiên cứu đánh giá rất triển vọng.

Trong thông báo ngày 22/5, ông Andrew Pollard, Trưởng Nhóm vắcxin Oxford, cho biết có tới 10.260 người lớn tuổi và trẻ em sẽ được lựa chọn tham gia thử nghiệm khi trường Oxford mở rộng độ tuổi người được tiêm vắcxin và thu hút một số tổ chức đối tác trên khắp nước Anh.

[Giải đáp 2 câu hỏi quan trọng về miễn dịch với virus SARS-COV-2]

Các chuyên gia của Đại học Oxford bắt đầu thử nghiệm vắcxin nói trên trên người từ tháng trước với khoảng 1.000 người tham gia.

Theo ông Pollard, các nghiên cứu lâm sàng đang cho kết quả khả quan. Các chuyên gia bắt đầu các nghiên cứu nhằm đánh giá phương thức vắcxin tạo phản ứng miễn dịch ở người cao tuổi và khả năng vắcxin phát huy hiệu quả ở phạm vi công đồng rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, hiện chưa thể dự đoán thời điểm vắcxin có thể được sử dụng rộng rãi sẵn sàng để tiêm chủng cho phạm vi cư dân rộng hơn vì rất khó để biết chính xác khi nào các nhà nghiên cứu có được bằng chứng về hiệu quả của vắcxin.

Đại học Oxford và tập đoàn dược AstraZeneca đã ký một hợp đồng cung cấp từ 30 triệu đến 100 triệu liều vắcxin cho nước Anh vào tháng 9/2020.

Đã có 160 tình nguyện viên khỏe mạnh, trong độ tuổi 18-55 đã tham gia giai đoạn một thử nghiệm trên người.

Dự kiến giai đoạn tiếp theo sẽ gồm người cao tuổi và trẻ em từ 5 đến 12 tuổi. Giai đoạn thứ 3 của thử nghiệm sau đó sẽ đánh giá tác dụng của vắcxin đối với một số lượng lớn người trên 18 tuổi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vắcxin tiềm năng của Đại học Oxford là một trong số 8 vắcxin đã được bắt đầu thử nghiệm trong số 118 dự án phát triển vắcxin trên toàn thế giới.

Chính phủ Anh, tài trợ cho dự án này khoảng 85 triệu bảng Anh (tương đương 104 triệu USS), đánh giá đây là một trong những nghiên cứu vắcxin có nhiều triển vọng thành công nhất thế giới.

Tập đoàn AstraZeneca cho biết đã nhận được khoản tài trợ hơn 1 tỷ USD của Mỹ cho việc sản xuất vắcxin./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.