Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Quả ngọt vẫn chưa chín

Theo trang mạng scmp.com, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề ra thời hạn 4 tuần để Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại.
Phái đoàn đàm phán Mỹ do Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (thứ 4, trái) và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (thứ 3, trái) dẫn đầu trong cuộc đàm phán thương mại với phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc (thứ 4, phải) dẫn đầu, tại Bắc Kin
Phái đoàn đàm phán Mỹ do Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (thứ 4, trái) và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (thứ 3, trái) dẫn đầu trong cuộc đàm phán thương mại với phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc (thứ 4, phải) dẫn đầu, tại Bắc Kin

Theo trang mạng scmp.com, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề ra thời hạn 4 tuần để Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại.

Tuy nhiên, không ai dám chắc sau 4 tuần đó, hai nước sẽ ký được một thỏa thuận bởi không bên nào cam kết chắc chắn về điều đó.

Tổng thống Trump đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hôm 4/4, sau đó ông nói rằng hai nước có thể hiểu hơn về nhau “trong 4 tuần tới” và có thể đạt được thỏa thuận thương mại.

Tuy nhiên, theo một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), không thể nói chắc chắn về thời điểm cũng như việc Bắc Kinh và Washington có thể đạt được thỏa thuận thương mại hay không.

Bài xã luận này, được đăng tải ngày 8/4 và dường như nhằm mục đích hạ thấp sự kỳ vọng của dư luận cũng như kêu gọi các bên kiên nhẫn, có đoạn: “Quả ngọt vẫn chưa chín. Nếu một trong hai bên vội vàng, họ có thể phải trả giá hoặc có thể khiến bên kia phải trả giá. Điều này sẽ đẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả cũng như sự công bằng của thỏa thuận.”

[Cạnh tranh Mỹ-Trung và vấn đề tự do thương mại toàn cầu]

Thời báo Hoàn cầu cho rằng việc Trump tuyên bố có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tháng này là "hơi vội vàng" bởi “không bên nào đưa ra bất kỳ một cam kết nào rằng chắc chắn sẽ đạt được thỏa thuận. Phía Mỹ lúc thì tỏ ra lạc quan, tạo ấn tượng rằng sắp đạt được một thỏa thuận, lúc lại nhấn mạnh đến những bất đồng và khó khăn. Còn phía Trung Quốc về cơ bản đã hạn chế đưa ra dự đoán về kết quả cuối cùng. Tại thời điểm này, sự kiên nhẫn có lẽ là điều quan trọng nhất... Cần phải có thời gian thì mới đạt được một thỏa thuận tốt.”

Theo bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu, có 4 vấn đề cần được giải quyết hoặc cải thiện trước khi Bắc Kinh và Washington có thể ký thỏa thuận.

Thứ nhất, hai bên cần phải giải quyết những bất đồng liên quan đến văn bản của thỏa thuận, mặc dù những vấn đề còn tồn tại được xem như là vấn đề khó khăn nhất cần giải quyết.

Thứ hai, cả hai chính phủ phải thể hiện quyết tâm “mạnh mẽ hơn nữa” để đối phó với những quan điểm trái chiều trong nước về thỏa thuận thương mại, vốn cho rằng vẫn còn một vài yếu tố gây tranh cãi.

Thứ ba, Washington và Bắc Kinh nên giảm “bất đồng về chính trị và an ninh giữa hai nước” để sao cho hai bên cùng có thiện chí đạt được thỏa thuận thương mại.

Cuối cùng, hai nước phải coi thỏa thuận thương mại như một bước tiến tốt đẹp hơn cho mối quan hệ song phương nói chung.

“Sẽ là một quan điểm tồi tệ khi cho rằng hai bên có thể bỏ mặc vấn đề thương mại và sau đó tập trung vào sự kình địch dữ dội về an ninh và chính trị,” bài xã luận viết.Tuần trước, đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu và đoàn đàm phán của Mỹ do Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer làm trưởng đoàn đã tiến hành vòng đàm phán thương mại thứ 9 tại Washington.

Hai bên đều cho rằng vòng đàm phán đã đạt được tiến bộ, thậm chí có thể tiến tới ký kết thỏa thuận thương mại.

Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết hai bên đã đạt được “tiến triển mới” liên quan đến thỏa thuận, trong khi người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho rằng vẫn còn “một khối lượng công việc đáng kể” cần phải làm trong các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Trump đã bày tỏ sự kỳ vọng của ông về việc đạt được thỏa thuận thương mại. Ông nói: “Đây là một thỏa thuận hào hùng, mang tính lịch sử nếu nó được ký kết”.Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS hôm 7/4, Larry Kudlow - Cố vấn Kinh tế hàng đầu của Trump - cho biết Mỹ và Trung Quốc đang 'ngày càng tiến gần' tới một thỏa thuận thương mại và hai bên sẽ duy trì đàm phán thông qua “rất nhiều hội nghị trực tuyến”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.